Join the forum, it's quick and easy

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

+21
thichhoctoan
Nguyen Hoai Thu_2
TranLeThuTrang_12
nguyentrunganh-to2
Lâm Ngọc Thùy Linh - tổ 2
PhuongMai to6
Tuân Trần_Tổ 12
thao_to12
vanphuoctoan-12
tranvutruonggiang_12
samvinh1635
lyhoaanhminh-to8
TranThanh02
huynhthibaovy_to9
NguyenTrungCongThanhTo9
nguyenngocthanhtuyen_to12
NguyenTruongHai-To4
PhungQuocAnh_To7
VuHoangMinhChau-To7
TranAnhMinh_2
Khắc Huy - tổ 1
25 posters

    Thông tin chưa phân loại và xác minh

    avatar
    huynhthibaovy_to9
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 45
    Reputation : 1
    Join date : 06/03/2011
    Age : 32
    Đến từ : củ chi - tp.hcm

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by huynhthibaovy_to9 29/12/2013, 19:59

    Tấm gương thanh niên: Bùi Thu Hà - sinh viên KTQT35A.
    Thứ năm, 07 Tháng 4 2011 13:55
    Có một cô bạn luôn thường xuyên dẫn đầu bảng thành tích ở Học viện. Bạn ấy đã vinh dự là sinh viên Ngoại giao duy nhất năm 2010 đạt danh hiệu “Sao tháng giêng” do Trung ương Đoàn trao tặng. Và vừa đây thôi, bạn ấy vừa trở về sau chuyến đi giao lưu với Sinh viên ở ĐH Meiji Nhật Bản. Nhân vật “đình đám” này chính là bạn Bùi Thu Hà-sinh viên Khoa Kinh tế Quốc tế K35. Vậy đâu là bí quyết khiến cô bạn của chúng ta đạt được nhiều thành tích đáng nể như thế? Câu trả lời mà bạn ấy vẫn thường nói chỉ có 3 từ thôi: ‘Cố lên nhé!”. Mời các bạn cùng đọc tản văn “Cô bạn Tsukushi” để cùng hiểu hơn về bạn ấy và hiểu hơn về những bạn bè đáng mến quanh ta, các bạn nhé!
    Cái tất bật, ồn ào và náo nhiệt của phố phường Hà Nội; cái hơi lạnh se sắt cuối Đông tưởng chừng dường như dừng lại sau lối ngõ dẫn vào căn nhà, nơi góc học tập nhỏ xinh xắn-sách vở-được xếp gọn gàng và ngăn nắp. Hà trở ra đón chúng tôi với một nụ cười thật tươi-thì ra bí mật của cô bạn là đây-không quá cầu kỳ hay chăm chút, căn phòng nhỏ-giản dị nhưng “trang hoàng” bằng đủ màu kiến thức.
    Chân dung thủ lĩnh
    Tôi gặp Hà lần đầu tiên ở bến xe buýt trước cổng trường, lúc ấy cũng nghĩ Hà mới chỉ là cô nữ sinh cấp 3. Cô bạn với dáng người nhỏ nhắn, vai đeo balô, mặc áo sơ mi trắng, vừa đeo kính, vừa xem giờ, chăm chú quan sát đường và bước vào cổng trường với một nụ cười hớn hở, bước đi tự tin và giọng nói giõng giạc.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Bui-thu-ha-kt35-anh
    Thu Hà (thứ 5 từ trái sang) và giảng viên, sinh viên Khoa Kinh tế Quốc tế "Cây cỏ dại mạnh mẽ” Tsukushi
    Hà là một trong những người chúng tôi mến nhất ở trường đại học. Dí dấm mận, me, cóc, ổi rồi cùng nhau tham gia các họat động thanh niên, từ thiện, làm các dự án kinh tế...cũng đã hơn 3 năm. Cũng có lúc bạn bè bất đồng ý kiến, có lúc giận dỗi, có khi cả ngày cũng không chịu nói với nhau đến một câu. Nhưng sau tất cả những điều đó, chúng tôi vẫn luôn là những người bạn tốt của nhau và Hà luôn ở bên cạnh giúp đỡ mỗi lúc chúng tôi gặp khó khăn.
    Hà là cô bí thư nhỏ đáng yêu và nhiệt tình của lớp tôi. Tôi nhớ có những lần trường tổ chức hội trại cho sinh viên, dù nhà có xa hay bận việc gì, Hà cũng là người tham gia nhiệt tình từ đầu cho đến tận cuối lúc dọn trại , rồi lại bắt xe buýt về lúc tối muộn. Có những thời điểm chúng tôi gặp rất nhiều thử thách, rồi mùa thi, tất bật chuyện bài vở, chuyện dự án, Hà bao giờ cũng là thủ lĩnh tinh thần cho cả nhóm.
    Hà thích đọc truyện tranh, nhưng đam mê nhất vẫn là sự học. Chưa khi nào thấy Hà nghỉ học vì lý do này hay lý do khác, mặc dù sức khỏe của Hà không được tốt. Những hôm mưa rét, hay thay đổi thời tiết, có những hôm ngồi trong lớp học mà không thở được, nhất là những hôm quên mang theo thuốc. Ở Hà có một điều gì đó, rất mạnh mẽ và đáng nể, giống như cây cỏ dại Tsukushi trong bộ truyện tranh Nhật Bản “Con nhà giàu”.
    Có một dịp cùng Hà vào thành phố Hồ Chí Minh. Vài ngày trước hôm thi SIFE Quốc gia, tôi bị đau chân, nhưng không dám cho các bạn biết. Buổi tối, tôi ra ban công ngắm Sài Gòn về khuya. Hà đã đứng bên cạnh suốt cả tiếng đồng hồ hôm đó, cô bạn nắm lấy tay tôi và hát cho tôi nghe một bài hát tiếng Nhật. Tôi hỏi Hà ý nghĩa của bài hát, Hà bảo cả hai chị em Hà đều thích bài này, nó có nghĩa là hãy cứ cố lên và mọi việc nhất định sẽ thành công. Hà cũng chính là giai điệu đó đấy thôi. Ngược xuôi-rồi thành phố cũng sáng rực rỡ ánh đèn, sao thấy trân quý biết bao người bạn đang đứng cạnh đây, khi đôi chân còn đang mệt mỏi.
    Hôm nay chúng tôi đi lên đường Hùng Vương nhặt lá chò về chuẩn bị làm dự án SIFE. Hà nhanh nhẹn cầm bao tải lá, đi từng gốc cây, nhặt thoăn thoắt những là vàng vừa rụng… Hàng cây chò chỉ bên Lăng Bác, bao nhiêu năm tháng đi qua, vằn lên cả những đường gân guốc, nhưng thân cây vẫn thẳng tắp hướng lên bầu trời xanh. Bỗng dưng tôi không còn thấy lo lắng, ngượng ngùng nữa. Ừ nhỉ, chúng tôi vẫn luôn mỉm cười và gật đầu tự tin như thế, chợt cảm thấy như có đôi bàn tay nhỏ vừa đặt xuống vai chắc nịch: “Cố lên nhé!”




    P/s: http://dav.edu.vn/vi/thanh-nien-sinh-vien/guong-mat-sinh-vien/69-tam-guong-thanh-nien-bui-thu-ha-sinh-vien-ktqt35a.html


    Được sửa bởi huynhthibaovy_to9 ngày 29/12/2013, 21:41; sửa lần 1.
    avatar
    tranvutruonggiang_12
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 1
    Join date : 19/05/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by tranvutruonggiang_12 29/12/2013, 20:15

    Người thanh niên công giáo sống tốt đời, đẹp đạo
    Ðó là anh Lã Văn Dũng (trong ảnh), ở thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội), một thanh niên công giáo tiêu biểu vượt khó, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và luôn hăng hái tham gia những công việc thiện nguyện.
    Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó nhưng điều đó không khiến Văn Dũng bận tâm, suy nghĩ. Anh cho biết, ngày trước gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Cha mẹ đều làm nghề nông, thế nhưng cha anh phải nghỉ làm sớm vì sức khỏe yếu, cùng lúc đó mẹ anh lại mắc bệnh nặng. Chính vì vậy, anh đã không được tới trường dù cho đến tuổi đi học. Nhưng hai năm sau đó, nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Bảo trợ chăm sóc trẻ em huyện Thanh Trì, ước mơ được đến trường của anh đã trở thành hiện thực. Dũng rất chăm chỉ học hành và tích cực tham gia những công việc của Ðoàn, Ðội.
    Với nhiệm vụ của Bí thư Chi đoàn 3, xã Vạn Phúc và là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã, Văn Dũng luôn chịu khó nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Anh đã nhiệt tình tham gia vận động người dân hiến đất làm đường. Anh cho biết, ban đầu thực hiện chương trình gặp rất nhiều khó khăn khi bà con trong thôn không hợp tác. Với sự nhiệt huyết của mình, anh kiên trì đến gặp từng người, giải thích về việc làm đường nông thôn mới, lắng nghe nguyện vọng ý kiến của bà con và tìm ra giải pháp phù hợp. Chính sự cố gắng không ngừng nghỉ của anh Dũng cùng ban, ngành, đoàn thể trong thôn đã vận động được bà con, nhất là bà con công giáo hiến hơn 100 m2 đất để làm đường đúng tiêu chuẩn. Ðến nay, con đường trong thôn không còn bị ngập úng, người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn, tình làng nghĩa xóm cũng trở nên thân thiết.
    Anh Văn Dũng cho biết, Vạn Phúc là xã có đông bà con theo đạo Thiên Chúa. Nhìn chung, thanh niên công giáo tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số thanh niên công giáo chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động chung. Bản thân là người công giáo, lại giữ vai trò là Bí thư chi đoàn nên anh luôn cố gắng tổ chức các hoạt động để ngày càng có nhiều thanh niên công giáo tình nguyện tham gia và góp sức vào các hoạt động của chi đoàn tại địa phương. Một trong những chương trình được mọi người nhiệt tình ủng hộ, đó là chương trình "Thứ bảy tình nguyện". Theo đó, sáng thứ bảy hằng tuần, anh cùng các bạn thanh niên đi thu nhặt ve chai. Lúc bắt đầu thực hiện chương trình, nhiều bạn thanh niên công giáo còn ngần ngại tham gia. Sau đó, nhờ sự vận động, giải thích của anh đến từng người thì các bạn thanh niên đã hăng hái đóng góp sức mình. Việc làm này vừa giữ gìn vệ sinh môi trường, vừa giúp Chi đoàn 3 có kinh phí để mua quà tặng trẻ em nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay tổ chức các ngày Tết thiếu nhi trong thôn, xã. Anh Dũng vui mừng nói: "Sau khi người dân quen dần với hình ảnh thanh niên tình nguyện đi ve chai để lấy kinh phí tặng hộ nghèo, nhiều hộ dân còn nhiệt tình kéo xe bò chở ve chai tặng chi đoàn".
    Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động tình nguyện, anh Dũng còn tham gia các hoạt động, chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh ở thôn, xã. Ðược biết, trước kia, tệ nạn thanh niên chơi lô đề diễn ra thường xuyên ở địa phương, trở thành một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống của nhiều người dân. Trước tình hình đó, anh đã đứng ra tổ chức Câu lạc bộ bóng đá nhằm thu hút, thanh thiếu niên tham gia, góp phần giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội. Ðể có sân chơi cho đội bóng, anh Dũng đã đi vận động các doanh nghiệp ủng hộ kinh phí tu sửa sân bóng đá ở xã. Sau một thời gian đội bóng và sân bóng đá đi vào hoạt động, tệ nạn cờ bạc của thanh niên trong thôn, xã đã giảm được đáng kể. Văn Dũng đã dẫn dắt đội bóng đoạt Giải nhất huyện Thanh Trì và Giải ba thành phố năm 2012. Anh Nguyễn Xuân Nghĩa, một thanh niên công giáo trong thôn cho biết: "Anh Văn Dũng không chỉ tạo sân chơi bổ ích, tổ chức các hoạt động thiện nguyện cho thanh niên công giáo nói riêng và thanh niên trong xã nói chung, mà còn giúp chúng tôi tìm việc làm để thoát nghèo và ổn định cuộc sống".
    Với những việc làm ý nghĩa, thiết thực, Văn Dũng đã được nhận danh hiệu "Bí thư chi đoàn giỏi Thủ đô" do T.Ư Ðoàn trao tặng. Ðặc biệt, anh đã 11 lần hiến máu tình nguyện, tám năm phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Với nỗ lực không ngừng nghỉ đó, năm 2013 anh đã vinh dự được kết nạp Ðảng. Bằng tâm huyết và trách nhiệm của mình, người thanh niên công giáo Lã Văn Dũng đã không quản ngại khó khăn, cống hiến sức mình làm những công việc thiện nguyện với niềm hy vọng có thể giúp mọi người chung quanh có cuộc sống tốt đẹp, an lành hơnhttp://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/21968602-nguoi-thanh-nien-cong-giao-song-tot-doi-dep-dao.html
    avatar
    vanphuoctoan-12
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 4
    Reputation : 1
    Join date : 19/05/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by vanphuoctoan-12 29/12/2013, 20:27

    Sinh viên gánh vác trọng trách xây dựng đất nước


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Btbacktop-social

    Tin tức
    0
    [color]
    Bình luận


    [/color]
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Like-chiase
    [color]

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Icon-ZingChia sẻ
    [/color]
    (TNO) Sinh viên là thanh niên ưu tú, đại diện tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam nên phải coi nỗ lực học tập, bắt kịp trình độ, tri thức thời đại là mục tiêu phấn đấu... để gánh vác trọng trách xây dựng đất nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9.
    Sáng nay 29.12, tại Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2013 – 2018, có 650 đại biểu tham dự, đại diện trên 2 triệu sinh viên cả nước.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư bà Hà Thị Khiết; Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ông Vũ Trọng Kim; Trưởng ban Đối ngoại T.Ư ông Hoàng Bình Quân... đến dự.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hsv1
    650 sinh viên tiêu biểu dự Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9 - Ảnh: Hoàng Phan
    [color][color]
    Báo cáo tại Đại hội về kết quả nhiệm kỳ công tác năm 2008 – 2013 và định hướng chương trình công tác năm 2013 – 2018, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên khóa 8, anh Lê Quốc Phong cho biết, công tác Hội có nhiều thành quả nổi bật.
    Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt phát triển sâu rộng, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi. Trong 5 năm qua, đã có gần 50.000 sinh viên 5 tốt cấp trường, hơn 3.000 sinh viên 5 tốt cấp tỉnh, gần 400 sinh viên 5 tốt cấp T.Ư. Cuộc vận động từng bước tạo dựng nền tảng cơ bản chuyển tiếp lên một giai đoạn phát triển, trở thành phong trào tự giác trong sinh viên.
    [/color][/color]
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hsv
    Chương trình nghệ thuật tái hiện nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi của sinh viên Việt Nam - Ảnh: Hoàng Phan
    [color][color]
    Chương trình sinh viên rèn luyện đạo đức, tác phong, trọng tâm là cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, được triển khai sâu rộng với nhiều cách làm mới. Các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên gắn với những vấn đề cụ thể mà xã hội và sinh viên quan tâm như văn hóa học đường, văn minh đô thị, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử.
    Các cấp bộ Hội huy động được gần 222 tỉ đồng hỗ trợ sinh viên, thành lập mới hơn 6.000 đội hình tình nguyện. Đặc biệt, chương trình Tiếp sức mùa thi có 165.000 sinh viên tham gia, hỗ trợ cho hơn 34,2 triệu thí sinh và người nhà thí sinh. Phong trào hiến máu tình nguyện đã thu gom 300.000 đơn vị máu, là nét nổi bật trong phong trào tình nguyện sinh viên Việt Nam.

    [/color][/color]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hsv3
    Đại biểu sinh viên tặng hoa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Hoàng Phan
    [color][color]

    Anh Lê Quốc Phong cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9 nhiệm kỳ 2013 – 2018, có 3 mục tiêu: xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới có lý tưởng cao đẹp, đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn đi đầu trong học tập, nghiên cứu khoa học, nắm bắt công nghệ mới.
    Các phong trào, hoạt động hướng đến phát huy nét đặc trưng của sinh viên: năng động, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập. Công tác xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam hướng đến thích ứng với điều kiện, môi trường hoạt động mới, có khả năng tập hợp, đoàn kết ngày càng rộng rãi sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước.
    [/color][/color]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hsv4
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chụp ảnh với đại biểu sinh viên - Ảnh: Vũ Thơ
    [color][color]
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn xác định thanh niên là rường cột của quốc gia, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc.
    Các phong trào sinh viên và công tác Hội đã góp phần tạo nên một thế hệ sinh viên năng động, tự chủ, có dấu ấn tốt trong xã hội, từ hoạt động thực tế đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

    [/color][/color]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hsv5
    Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam khóa 8, anh Nguyễn Đắc Vinh chụp ảnh cùng đại biểu sinh viên - Ảnh: Vũ Thơ
    [color][color]

    “Đảng, Nhà nước và các thế hệ cha anh luôn đặt niềm tin và hy vọng ở thế hệ sinh viên ngày nay tiếp bước truyền thống và phát huy những giá trị của một dân tộc hiếu học, một đất nước Việt Nam văn hiến”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
    [/color][/color]
    avatar
    thao_to12
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 6
    Reputation : 0
    Join date : 23/02/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thao_to12 29/12/2013, 20:36

    Ngày hội giao lưu Y1-Y2 2013
     Ngày hội giao lưu Y1 – Y2 đã trở thành một truyền thống của sinh viên trường đại hoc Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Và cũng như mọi năm, ngày hội năm nay được tổ chức vào ngày 27-10-2013 đã diễn ra vô cùng nhộn nhịp, thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Hào hứng và nhộn nhiệp nhất chính là phiên hội chợ với những bảng hiệu nhiều màu sắc sinh động, đủ các loại gian hàng như gian hàng ăn uống, gian hàng trò chơi, vẽ chibi, đồ handmade .v.v… Không khí càng trở nên sôi động hơn khi các bạn tham gia những trò chơi “độc lạ” từ các gian hàng.

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401791339947640&set=a.401789216614519.1073741844.368471863279588&type=1&theater

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401792696614171&set=a.401789216614519.1073741844.368471863279588&type=1&theater

    Những trò chơi vừa độc vừa lạ đã thu hút được đông đảo các bạn tham gia. Sinh viên Y chúng ta không những học giỏi mà còn chơi thể thao rất cừ.

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401797683280339&set=a.401796943280413.1073741846.368471863279588&type=1&theater

    Ngoài ra vào buổi tối có hơn 20 tiết mục văn nghệ được trình diễnvới nhiều thể loại như hát, nhảy múa, beatbox, piano, ghita.... Tất cả càng hào hứng và sôi động hơn khi có sự góp mặt của hia ca sĩ khách mời Thái Trinh và Phương Vy. Ngày hội giao lưu diễn ra tốt đẹp và truyền thống của trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đáng quý trọng biết bao khi gắn kết sinh viên các khóa lại gần nhau hơn......

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401804786612962&set=a.401797013280406.1073741847.368471863279588&type=1&theater

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=401805599946214&set=a.401797013280406.1073741847.368471863279588&type=1&theater
    avatar
    Tuân Trần_Tổ 12
    Lớp phó học tập
    Lớp phó học tập


    Tổng số bài gửi : 75
    Reputation : 4
    Join date : 13/07/2011
    Age : 32

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by Tuân Trần_Tổ 12 29/12/2013, 21:11

    Nữ hiếp dâm, cưỡng dâm nam vẫn bị xử lý hình sự

     Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin: Một nữ Việt kiều giàu có ở Hải Dương giở chiêu trò để cưỡng dâm hàng loạt tài xế taxi “to khỏe”. Thậm chí có thông tin tài xế tố bị ép quan hệ tới 30 lần trong vòng 2 ngày.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Mai_dam_han_che_hiep_dam1
    Phụ nữ vẫn bị xử tội nếu hiếp dâm nam - Ảnh minh họa: Reuters
    Từ tin đồn lan truyền trên mạng...
    Thông tin lan truyền trên hàng loạt trang tin lớn nhỏ mô tả người phụ nữ này thường xuyên gọi tài xế taxi, xe ôm đến căn biệt thự để gạ gẫm, ép quan hệ tình dục và nhiều thanh niên sau cuộc mây mưa, đã rời khỏi căn biệt thự này trong tình trạng "bơ phờ, đờ đẫn".
    Các trang tin còn chụp ảnh căn biệt thự và cả hình ảnh người tài xế tố cáo vụ việc. Trong khi đó, một lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương cho biết hiện cơ quan này vẫn chưa nhận được trình báo bị cưỡng dâm của bất cứ tài xế nào trên địa bàn tỉnh.
    Nhưng do có quá nhiều trang mạng dẫn lại nguồn tin gây ồn ào nói trên đến nỗi chính người phụ nữ này từ nước ngoài phải gọi điện thoại về phản ứng, kêu cứu với cơ quan truyền thông.

     

    "Với xã hội hiện đại như hiện nay thì không thể áp dụng các tiền lệ tương tự trong kinh điển để luôn luôn cho rằng chủ thể của tội "hiếp dâm" chỉ là nam giới. Nhưng thật ra, đọc kỹ quy định thì thấy, tội phạm "hiếp dâm" không loại trừ một người có năng lực pháp luật hình sự nào cả. Theo đó mọi hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục bị coi là tội phạm và bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự", luật sư Út nhấn mạnh.

    Sự việc hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thật sự cô Việt Kiều này ép người khác quan hệ trái ý muốn thì có bị khép vào tội hình sự không? Còn nếu như đây chỉ là tin đồn thổi thì có bị xử lý hình sự không và ai bị xử lý?
    Dưới góc độ pháp lý, chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia, luật sư để rộng đường dư luận.
    ... đến góc độ pháp lý
    Luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: Về học thuật thì ngay chính sinh viên luật cũng khẳng định phụ nữ không thể là chủ thể bị điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự về tội "hiếp dâm" ngoại trừ với vai trò đồng phạm.
    Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự quy định "Tội Hiếp dâm là người nào có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn của họ".
    Vì vậy, có thể thấy luật không quy định chủ thể của tội này là nam hay nữ. Những thực tiễn xét xử có thể thấy nam bị truy tố, xét xử về tội hiếp dâm phổ biến. Vì vậy, một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không thể được loại trừ theo "luật trừ tôi" được.
    Do đó, nếu một phụ nữ không dùng vũ lực, hoặc cũng không đe dọa vùng vũ lực nhưng có thủ đoạn khác (lén lút dùng thuốc kích dục...) để buộc một người khác phái phải giao cấu trái ý muốn của họ thì đó chính là hành vi phải bị truy tố về tội "hiếp dâm" và chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
    Dưới góc độ khác, luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) đánh giá: Giả sử nếu các thông tin về sự việc trên là hoàn toàn đúng sự thật, các nạn nhân tài xế taxi là người thật, việc thật thì họ hoàn toàn có quyền tố cáo sự việc đến Cơ quan Công an để xem xét, xử lý cô Việt kiều nọ về hành vi cưỡng dâm theo điều 113 Bộ luật Hình sự.
    Khoản 1, điều 113 Bộ luật Hình sự quy định người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    Nếu vu khống thì xử lý thế nào?
    ​"Trong trường hợp ngược lại, các thông tin về sự việc trên là hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện thì người phụ nữ đó có thể đứng ra khiếu nại tố cáo đối với các cá nhân có hành vi vu khống đến cơ quan công an để xử lý hình sự về tội vu khống", theo luật sư Quý.
    "Theo đó, khoản 1 điều 122 Bộ luật Hình sự quy định người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Và những người lan truyền thông tin sai sự thật đều bị xử lý", luật sư Quý cho biết thêm.
    Đồng quan điểm này, luật sư Út cho rằng nếu những thông tin trên các trang mạng chỉ là thêu dệt từ những tin đồn thổi thất thiệt dưới bất kỳ hình thức nào, gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, tinh thần, sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của người khác, thì nạn nhân có thể khởi kiện.
    Trong trường hợp đó, nếu nhận thấy thông tin được lan truyền trong dư luận là sai sự thật, người phụ nữ này có thể trình báo sự việc, đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ để trả lại danh dự, nhân phẩm cho bản thân.
    Cơ quan cảnh sát điều tra cần sớm có những biện pháp nghiệp vụ ngay lập tức để tránh sự chối tội về hành vi vu khống, hoặc hành vi cố ý làm nhục người khác, nếu có đơn tố giác tội phạm của người bị hại thông qua kênh thông tin báo chí, theo luật sư Út.
    Lê Quang
    Trích báo thanh niên ngày Chủ Nhật 29/12/2013
    avatar
    Tuân Trần_Tổ 12
    Lớp phó học tập
    Lớp phó học tập


    Tổng số bài gửi : 75
    Reputation : 4
    Join date : 13/07/2011
    Age : 32

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by Tuân Trần_Tổ 12 29/12/2013, 21:32

    Học trò kinh doanh

    Rất chuyên nghiệp, Phi Tú bật iPad lên, chìa cho khách xem hình ảnh và bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình. Chẳng có gì lạ nếu như anh chàng bán hàng lịch thiệp, năng động này không phải là... cậu học trò 16 tuổi.

     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Trochoi
     Võ Huỳnh Phi Tú đang dùng iPad giới thiệu sản phẩm - Ảnh: N.T

    Võ Huỳnh Phi Tú, lớp 11TA1 Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM) chỉ là một điển hình cho không ít học sinh hiện nay tập tễnh bước vào con đường kinh doanh khi đang còn học trung học.
    Đi tìm trải nghiệm
    Từng bước tự lập để cha mẹ bớt nhọc nhằn, bản thân được chi tiêu thoải mái hơn và muốn có những trải nghiệm sớm nhằm chuẩn bị cho ngày bước vào đời..., đó là ước muốn của những học trò tuổi mới lớn này.
    Phi Tú bắt đầu bước vào con đường kinh doanh chỉ mới vài tháng, khi người chị mở một shop bán áo quần, nón, ba lô cho học sinh, sinh viên. Nếu giới thiệu được bạn bè mua áo quần (khoảng dưới 100.000 đồng/cái), Tú sẽ được chị thưởng 20%. “Mỗi tháng, mình được chia tiền lời cũng hơn 500.000 đồng/tháng”, Tú cho biết.

     

    Học trò kinh doanh, nên hay không ?

    Cô Cao Mỹ Cân, mẹ của Thùy Trang bán đồ handmade, nói: “Tôi nghĩ, việc kinh doanh ở lứa tuổi cấp 3 sẽ giúp con biết quý trọng đồng tiền hơn. Điều quan trọng là không được để ảnh hưởng đến chuyện học”.

    Còn cô Trần Phi Ngân, giáo viên Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), bày tỏ: “Theo tôi, lứa tuổi cấp 2, và thậm chí lớp 10, 11 không nên kinh doanh vì kiến thức cũng như hiểu biết xã hội chưa đủ để “đề kháng” với những cám dỗ đồng tiền. Lớp 12 đã tương đối trưởng thành, trong chừng mực nào đó, việc kinh doanh sẽ giúp các em có thêm kinh nghiệm trước khi bước vào đời”.

    Trong khi đó, dù cũng chỉ 16 tuổi nhưng Nguyễn Cao Thùy Trang, lớp 11A12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) cùng người bạn là Trương Cao Hoàng (Trường THPT Bùi Thị Xuân) đã có thâm niên gần hai năm kinh doanh phụ kiện trang sức nhỏ xinh do chính bạn tự làm: bao điện thoại, móc khóa, vòng tay... Học chung cấp 2 và có cùng sở thích mày mò tự làm những món đồ handmade (làm bằng tay), thấy bạn bè xung quanh thích, nên ngay từ hè năm lớp 9, Trang và Hoàng đã dùng số tiền dành dụm của mình hùn lại được hơn 500.000 đồng để “đầu tư kinh doanh”. Đầu tiên hai bạn lên mạng xem mẫu, sau đó tự chế ra nhiều kiểu khác nhau. Vòng tay (đan bằng chỉ) do Trang làm; Hoàng có khiếu vẽ nên chế móc khóa bằng vải nỉ.
    Nhạy bén hơn, Lê Phương Thúy, lớp 11D4 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) thấy nhu cầu làm đẹp của tuổi học trò rất cao nên quyết định bán mỹ phẩm dưỡng da thiên nhiên.
    Bài học ngoài cửa lớp
    Ngoài thời gian học, Thúy phải quay cuồng với việc làm hàng mới, đi giao hàng... Để nhiều người biết đến hơn, Thúy còn tạo một cửa hàng trên Facebook, đưa hình sản phẩm lên. Không những thế, bạn còn biết chăm chút “bao bì”: lùng mua những chai, hũ đẹp (giá có khi chiếm 1/4 giá thành sản phẩm), thắt thêm một cánh nơ xinh xắn bằng dây thừng... Bạn nào sử dụng xong, trả lại chai sẽ được giảm giá. “Hồi trước, mỗi ngày mẹ đều cho tiền xài nên cũng vô tư không nghĩ ngợi gì. Tự kinh doanh như vầy mình mới thấy quý đồng tiền, quý sức lao động hơn”, Thúy tâm sự.
    Đối với Phi Tú, việc buôn bán giúp bạn năng động hơn. Có lợi thế còn đang đi học nên Tú giữ nhiệm vụ nắm xu hướng, thị hiếu của giới học trò. Ngoài việc hỏi thăm về sở thích, nhu cầu của bạn bè trong trường, Tú còn tham khảo thêm thị hiếu tuổi mới lớn từ báo Mực Tím, Hoa Học Trò... để nói chị “đánh hàng” về bán. Hàng bán chưa hết thì mang đến chợ phiên tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên (Q.1) một lần/tháng, hoặc ngày hội mua sắm Sale Hunter (Q.Phú Nhuận)... “Mình phải lên mạng tìm đọc cách phối đồ sao cho đẹp, mẹo giữ đồ luôn mới và bền để tư vấn thêm cho khách hàng”, Tú bật mí.
    Nguyễn Tập


    avatar
    PhuongMai to6
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 1
    Join date : 24/07/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by PhuongMai to6 29/12/2013, 22:22

    15 SV ưu tú đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị SV Nhật Bản – ASEAN
    Những hình ảnh, chia sẻ của 15 sinh viên giỏi và ưu tú nhất, đại diện cho Việt Nam trong chuyến tham dự Hội nghị sinh viên Nhật Bản - ASEAN được tổ chức cách đây vài ngày tại đất nước mặt trời mọc.
    Nhằm hướng đến ngày kỉ niệm 40 năm hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, từ ngày 7/12 đến ngày 16/12/2013 vừa qua, chương trình giao lưu thanh niên do thủ tướng Nhật Shinzo Abe khởi xướng, trong đó, mỗi nước trong khối ASEAN sẽ cử đi 15 đại diện cùng với các đại diện của chủ nhà Nhật Bản cùng nhau đến đất nước mặt trời mọc này để giao lưu. Tại Việt Nam, sau khi được tranh cử, trải qua các vòng tuyển chọn hồ sơ đến phỏng vấn, cuối cùng đã chọn ra được 15 bạn sinh viên tài giỏi nhất đến từ 3 miền Tổ quốc được đến Nhật tham dự với tư cách đại diện Việt Nam.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Các đại diện sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng các đệ nhất phu nhân.


    Các bạn sinh viên được chọn này ngoài thành tích học tập phải thật tốt mà tiếng Anh cũng phải thật giỏi và thành thạo để có thể tự tin giao tiếp trong hành trình. Ngoài ra, các bạn cũng cần có một lượng kiến thức xã hội vững chắc thì mới đạt tiêu chuẩn. Và dưới đây là 15 bạn sinh viên được đại diện cho đoàn Việt Nam.

    • Phạm Trung Hiếu – Trường Đại học Kĩ thuật Công nghệ TP.HCM
    • Đoàn Hồng Ngọc – Cao đẳng Sóc Trăng
    • Tống Duy Phúc – Đại học Y Thái Bình
    • Nguyễn Xuân Hương Giang – Đại học Hà Nội
    • Phạm Thị Trang – Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    • Trần Đình Hưng – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Trần Thị Ngân – Cao học Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Nguyễn Chí Long – Đại học Y Dược Huế
    • Hoàng Hà Mỹ Ý – Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Tôn Nữ Tường Vy – Đại học Mở TP.HCM
    • Nguyễn Ánh Huyền – Đại học Sư phạm Hà Nội
    • Nguyễn Phan Hạnh Thảo – Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM
    • Nguyễn Văn Đức – Học viện Ngoại giao
    • Lê Minh Phương – Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư
    • Vũ Khánh Linh – Đại học Ngoại thương


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Đoàn Việt Nam tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trước khi lên đường sang Nhật Bản



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Đoàn Việt Nam trong một hoạt động của chương trình


    Chuyến đi không chỉ giúp các bạn sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn, giao lưu văn hóa mà còn để lại nhiều kỉ niệm và những ấn tượng khó quên.

    Tại đây, 150 sinh viên đại diện đến từ 10 quốc gia ASEAN được chia thành 5 nhóm thảo luận: Môi trường, Giáo dục, Tình nguyện, Văn hóa và Kinh doanh. Trước thời gian diễn gia hội nghị chính thức, 5 nhóm sinh viên được đi đến 5 địa phương khác nhau của Nhật Bản để được trải nghiệm, học hỏi dựa trên chủ đề đã chọn lựa. Nếu như nhóm Văn hóa được đưa đến với Kagoshima - một tỉnh miền nam Nhật Bản để tìm hiểu các giá trị văn hóa nơi đây, thì nhóm Môi trường đến thăm Tottori để tìm hiểu những vấn đề về thay đổi khí hậu hay nhóm Giáo dục còn được cơ hội tập làm giáo viên trong 1 ngày ở trường tiểu học. Tất cả các bạn sinh viên tham gia trong hành trình đều đồng ý rằng, chuyến đi địa phương này tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp họ có cái nhìn chân thực và sâu sắc hơn về lĩnh vực của mình.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Các sinh viên ASEAN được hướng dẫn về nghệ thuật trào đạo của Nhật Bản



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Nhóm sinh viên quốc tế nhóm văn hóa được trải nghiệm cảm giác ngâm suối nước nóng tại hòn đảo núi lửa Sakura-jima nổi tiếng của Nhật Bản.



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Một chuyến đi thực tế



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Các bạn còn được thưởng thức các món ăn do các nghệ nhân thực hiện



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Bạn Trần Thị Ngân được vinh dự là đại diện cho sinh viên ASEAN lên phát biểu trước các quan chức và nhân dân tỉnh Kagoshima.


    Sau chuyến đi về địa phương là thời gian hội nghị được diễn ra. Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, các bạn sinh viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ để cùng nhau thảo luận về các vấn đề nóng hổi hiện nay và đưa ra giải pháp. Qua các buổi thảo luận như này, các bạn sinh viên không chỉ có cơ hội trau dồi khả năng ngoại ngữ mà còn học được cách làm việc nhóm, tư duy phản biện và kĩ năng thuyết trình. Hội nghị kết thúc bằng việc mỗi nhóm đưa ra Kế hoạch hành động và Tổng kết về các buổi thảo luận của mình.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Trong một buổi học và thảo luận. 


    Trong suốt chuyến đi của mình, các bạn sinh viên của Việt Nam đã có dịp giao lưu văn hóa với các nước ASEAN và đặc biệt là đất nước mặt trời mọc xinh đẹp. Con người Nhật Bản nổi bật với tính quy củ, đúng giờ nhưng cũng vô cùng thân thiện và dễ mến.

    Mỗi sinh viên Việt Nam đều được xếp ở chung phòng hoặc chung nhóm thảo luận với các bạn nước khác nên sau chuyến đi đã có nhiều hơn những tình bạn xuyên biên giới.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Đoàn Việt Nam được ghép chung với Đoàn Thái Lan trên chuyến xe bus



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Một tiếc mục ngẫu hứng giao lưu trong hội nghị. Các bạn trẻ Việt Nam cũng luôn hết mình giới thiệu văn hóa nước nhà qua những món quà đặc trưng, dân dã. 



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Các bạn quốc tế hứng thú trước món quà là nón lá



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Hay chiếc khăn có hình hoa sen này được đoàn chọn làm món quà gởi tới đại diện Nhật Bản


    Trong đêm Giao lưu văn hóa giữa các nước, đoàn sinh viên Việt Nam đã gây ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế bằng phần trình diễn trang phục áo dài và nón lá mang đậm dấu ấn quê hương.  


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Áo dài sánh bước cùng các trang phục dân tộc khác



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Tiếc mục của đoàn Việt Nam



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Tiết mục sôi động của sinh viên Nhật Bản


    Đặc biệt nhất trong chương trình lần này, các bạn sinh viên có cơ hội được gặp mặt, chụp ảnh, ngồi nói chuyện và bắt tay với phu nhân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đệ nhất phu nhân Nhật Bản (bà Abe) và các nước ASEAN và các quan chức cấp cao. Đây không phải là niềm vinh dự mà ai cũng có được. Những lời động viên của bà Trần Thanh Kiệm – phu nhân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – khiến các bạn sinh viên thêm quyết tâm, phấn đấu đóng góp cho đất nước và quảng bá hình ảnh Việt Nam.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Đoàn chụp hình lưu niệm cùng phu nhân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Và được thăm hỏi động viên, dặn dò của bà Abe



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Các sinh viên được tặng bằng khen của đại diện phía Nhật Bản



    10 ngày tuy không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để các bạn sinh viên học hỏi thêm nhiều điều bổ ích và góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Chúc các bạn học tập tốt và gặp nhiều may mắn!


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean
    Nhật Bản đang ở những ngày cuối thu tuyệt đẹp



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 15-sv-uu-tu-dai-dien-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-sv-nhat-ban--asean

    Một trong những phút tranh thủ tận hưởng không khí Noel của đoàn sinh viên.
    avatar
    PhuongMai to6
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 1
    Join date : 24/07/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by PhuongMai to6 29/12/2013, 22:25

    9 kĩ năng cần thiết với sinh viên
    Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân. Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay.
    Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp 

    Để đạt được những thành công trong cuộc sống. Con người cần phải biết đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện chúng.

    Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có thể dẫn đến lệch lạc.

    Chính vì vậy, xác định mục tiêu là đòi hỏi quan trọng với sinh viên. Nó giúp sinh viên biết được những mong muốn cụ thể và cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian mình muốn. Mục tiêu cũng giúp sinh viên biết được để đạt được ước mơ thì bản thân cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, và từ đó biết được những khó khăn và thuận lợi gặp phải.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 9-ki-nang-can-thiet-voi-sinh-vien
    [color][font]
    Kỹ năng tự nhận thức    

    Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. 

    Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.

    Kỹ năng giao tiếp 

    Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Bản chất cuộc sống của con người là các dòng hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. 

    Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

    [/font][/color]
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 9-ki-nang-can-thiet-voi-sinh-vien
    [color][font]
    Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề

    Trong cuộc sống chúng ta rất thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

    Với mỗi quyết định khi đưa ra giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác.

    Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu, việc học tập cũng như đi thực tập của bản thân.

    Kỹ năng làm việc theo nhóm

    Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ. 

    Vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc bị đánh giá thấp về mặt này.

    Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

    Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như trong công việc sau này.

    Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu sinh viên không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ.

    Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện. 

    Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác

    Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc bạn làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém. 

    Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng 

    Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kĩ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

    Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới. 

    Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân

    Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc lựa chọn ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình. 

    Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân[/font][/color]
    avatar
    PhuongMai to6
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 1
    Join date : 24/07/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by PhuongMai to6 29/12/2013, 22:26

    Những "cách học" khác nhau của sinh viên trong mỗi mùa thi
    Thời điểm này, tất cả các trường đại học, cao đẳng đã và đang tiếp tục tổ chức các kỳ thi hết học phần cho các sinh viên. Và mỗi sinh viên lại có những cách khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi của mình.
    Thi mới “cày”
    Đây là thực trạng chung của sinh viên hiện nay. Trong quá trình học, do kiến thức đang được giảng dạy và các bài kiểm tra chưa yêu cầu quá cao, nhiều sinh viên học hành dưới dạng “đi bộ”. Tuy nhiên, kỳ thi hết học phần đòi hỏi rất nhiều kiến thức tổng hợp của cả kỳ vì vậy sinh viên bắt đầu “cày” để cố nhồi nhét những kiến thức của cả kỳ cho kịp với ngày thi.
    Câu hát “Thức trắng đêm dài những mùa thi tới” trong bài hát “Cây đàn sinh viên” phản ánh thực trạng thi cử của sinh viên từ xưa đến nay.
    Hà Linh (sinh viên năm 2 đại học Kinh Tế Quốc Dân) chia sẻ: “Vì học dồn kiến thức của cả kỳ, nên gần như mấy ngày trước kỳ thi mình không hề ngủ, thi xong sức khỏe suy nhược, cảm giác mệt mỏi, mình có thể lăn ra ngủ cả ngày để lấy lại sức.”
    Minh Tâm (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) hài hước nói: “Mình học khoa Triết nên toàn môn học thuộc, vì sợ học trước lại quên mất nên đợi đến sát ngày thi mới học cho ngấm.”
    Thời điểm sát ngày thi, thư viện các trường đại học, cao đẳng đều chật kín sinh viên đến ôn bài. Trong khi ngày thường, sinh viên dường như vắng bóng.
    Không học được, thì dùng phương pháp khác
    Do học dồn kiến thức của cả kỳ, nhiều sinh viên cảm thấy loạn và khó ghi nhớ do phải cố nhồi nhét các kiến thức trong một thời gian ngắn. Nhiều sinh viên đã tìm cách gian lận, nhằm đạt thành tích khả quan hơn trong kỳ thi cuối kỳ.
    Theo chia sẻ của chị Hương, chủ một hiệu photocopy gần Học viện Báo chí & Tuyên truyền, cửa hàng chị có bán tất cả các loại “phao” thi của tất cả các môn, các loại phao in chữ nhỏ, được bổ sung, cập nhật qua từng năm. Và thời điểm sát ngày thi, cửa hàng lúc nào cũng chật kín sinh viên đến photo phao. Sinh viên khóa trước truyền tay sinh viên khóa sau những bí kíp gian lận trong thi cử. Tất cả hình thành nên tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận sinh viên lười biếng.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Nhung-cach-hoc-khac-nhau-cua-sinh-vien-trong-moi-mua-thi
    [color][font]
    Một bộ phận không nhỏ sinh viên trước mùa thi lại chọn cách khác, đó là “đi” thầy. Dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng hiện tượng “đi” thầy trở nên phổ biến và gần như đã trở thành tiền lệ trong các trường đại học. Mỗi kỳ thi đến, nhiều sinh viên đi theo nhóm hay đi riêng đến thăm thầy với mục đích có kết quả khả quan hơn trong kỳ thi sắp tới.
    Thu Trang (sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Trường tớ có cô X, dạy môn Y, nghe các khóa trước nói, nếu không “đi” thì sẽ bị "tạch", nên lớp tớ đã góp tiền đến thăm cô trước cho chắc ăn”.
    Anh Tùng (sinh viên năm cuối trường Đại học Công đoàn) sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm: “Quan trọng là mình phải có “mối quan hệ” với thầy dạy từ trước, tạo lập mối quan hệ từ trước bằng cách chịu khó đến thăm thầy, gọi điện hỏi thăm thầy. Sau lúc gần thi, đến nhà thầy nói chuyện, đưa quà, kiểu gì cũng xuôi.”
    Tình trạng “đi” thầy cô, gian lận trong thi cử dẫn đến sự đánh giá về lực học của các sinh viên không chính xác và không thực chất. Vì vậy, dẫn đến tình trạng, nhiều sinh viên điểm cao nhưng ra trường không làm được việc.
    Thời gian chuẩn bị ôn tập cho những môn thi trước kỳ thi là những tháng ngày vất vả, căng thẳng, mệt mỏi trong quãng đời sinh viên. Nhưng điều mà sinh viên cũng cần chuẩn bị đó là: lòng tự trọng. Lòng tự trọng để không gian lận, không “đi” thầy cô, để chấp nhận kết quả tương xứng với sức học của mình. Lòng tự trọng sẽ khiến sinh viên giành điểm cao và kết quả tốt không chỉ trên giấy, trên bảng điểm của nhà trường gửi về.[/font][/color]
    avatar
    PhuongMai to6
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 1
    Join date : 24/07/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by PhuongMai to6 29/12/2013, 22:28

    Đêm nhạc “Hoài niệm” của du học sinh Việt tại Úc

    Một dịp để các du học sinh Việt Nam tại thành phố Brisbane gặp mặt và thưởng thức âm nhạc trong không khí ấm cúng và rộn ràng.
    Ngày 17/12/2013 vừa rồi, đêm nhạc trữ tình “Hoài niệm” đã diễn ra tại The Red Room, Đại học Queensland (UQ), thu hút hơn 100 du học sinh đang sống và học tập tại thành phố Brisbane, Úc tham gia. Lần đầu tiên tại Brisbane, Hội sinh viên Việt Nam quốc tế tại đại học Queensland – UQIVS (tên cũ: UQVSA) tổ chức một đêm nhạc trữ tình dành cho đối tượng khán giả là những du học sinh Việt Nam đang theo học các khóa sau đại học. 

    Đêm nhạc “Hoài niệm” là một dịp để các anh chị em du học sinh Việt Nam tại thành phố Brisbane gặp mặt, trò chuyện và thưởng thức âm nhạc trong không khí ấm cúng và rộn ràng dịp cuối năm. Nhiều tác phẩm âm nhạc trữ tình của các tác giả Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy và Đoàn Chuẩn đã đem đến cho người nghe một không gian âm nhạc ấm cúng đầy chất tự sự. Để có được những tiết mục đặc sắc và trữ tình này, đội biểu diễn gồm 15 thành viên đã dành hơn một tháng để lựa chọn ca khúc, tuyển chọn ca sĩ, thử giọng, tập luyện và ráp với ban nhạc . 

    “Hoài niệm” còn là một chương trình ca nhạc nhằm gây quỹ cho “Cơm Có Thịt”, một tổ chức hoạt động vì các lợi ích của trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chính vì thế, ngay khi có thông tin về đêm nhạc trên trang Facebook chính thức của UQIVS (hiện tại trang Facebook vẫn là UQVSA), rất nhiều sinh viên sau đại học tại thành phố Brisbane đã liên hệ mua vé để ủng hộ chương trình. Sau đêm nhạc, UQIVS đã chuyển một phần tiền thu về từ việc bán vé cho Cơm Có Thịt Australia nhằm hỗ trợ bữa ăn cho các trẻ em nghèo trong mùa đông này.

    Đặc biệt, chương trình không chỉ thu hút du học sinh người Việt mà còn hấp dẫn cả những sinh viên quốc tế đến tham dự. Người nghe không chỉ thưởng thức những tình khúc vàng vượt thời gian mà còn thưởng thức những li rượu vang, những li champagne và những món ăn nhẹ được chuẩn bị công phu bởi đầu bếp của The Red Room, UQ. 

    Một số hình ảnh về đêm nhạc trữ tình “Hoài Niệm” của UQIVS, Brisbane:

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Ban nhạc tập duyệt trước khi đêm diễn bắt đầu



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Chủ tịch UQIVS Hà Lê chỉ đạo “tổng đạo diễn” chương trình Quỳnh Anh chuẩn bị các tiết mục


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Cô bạn lễ tân xinh tươi chào đón khách mời tới nghe nhạc



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Tham dự đêm nhạc, khách mời có thể kí tên kỉ niệm ủng hộ chương trình và UQIVS



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Khách mời đứng chụp hình kỉ niệm với poster của đêm nhạc


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Đêm nhạc là nơi lí tưởng cho cả gia đình dịp cuối năm


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Các bạn trẻ chụp hình kỷ niệm với poster chương trình.



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Dem-nhac-hoai-niem-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-uc
    Chương trình gồm các tiết mục là các bài hát trữ trình của các nhạc sĩ được mến mộ bởi các thế hệ 7X và 8X
    Lâm Ngọc Thùy Linh - tổ 2
    Lâm Ngọc Thùy Linh - tổ 2
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 15
    Reputation : 0
    Join date : 28/01/2011
    Age : 32

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by Lâm Ngọc Thùy Linh - tổ 2 30/12/2013, 21:58


     
    Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Cách đây 80 năm (1925) Bác Hồ đã chỉ rõ : “ Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.”



     


    Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta đã khẳng định : “ Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không…phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”.


     


    Trong mọi thời kỳ, thanh niên Việt Nam luôn có được vị thế quan trọng trong phong trào thanh niên khu vực và thế giới. Năm 2000, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng, Chính phủ đã đồng ý đặt tên là “Năm Thanh niên”, chúng ta đã gửi “Thông điệp Tháng Ba” đến bạn bè trên toàn thế giới. 5 năm qua, chúng ta đã mở rộng quan hệ bè bạn và hợp tác với hơn 300 tổ chức thanh niên, sinh viên thế giới. Chúng ta đã chủ động đề xuất và tổ chức thành công các hoạt động giao lưu với thanh niên các nước có đường biên giới chung với Việt Nam, tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với Đoàn thanh niên Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Cu Ba, Liên bang Nga; đã tích cực tham gia các hoạt động tại Festival thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 15...Vị thế và ảnh hưởng của thanh niên Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều cuộc thi thế giới và khu vực về toán học, vật lý, thể thao…Hiện tại, hàng chục vạn lao động Việt Nam mà chủ yếu là thanh niên đang đóng góp không nhỏ cho các nền kinh tế thế giới với sự thông minh sáng tạo, đức tính cần cù chăm chỉ trong lao động và nghiên cứu khoa học.


     


    Nếu như trong kháng chiến, phong trào thanh niên “3 sẵn sàng” và khẩu hiệu “Sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận, bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các phong trào “ Thanh niên lập nghiệp”, “ Tuổi trẻ giữ nước”, “ Học vì ngày mai lập nghiệp” đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.


     


    Trong 20 năm đổi mới vừa qua, một thế hệ TN “8X” đã ra đời và từng bước trưởng thành. Có thể nói ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ Việt Nam lại có cơ hội và vai trò to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Đặc biệt trong 5 năm qua, khi mà kinh tế thị trường đang ngày càng thành hiện thực, làm biến đổi nhiều mặt đời sống xã hội, với sự phát triển tích cực, thì cũng đã xuất hiện ngày càng gia tăng những lối sống thực dụng, ích kỷ và buông thả trong một bộ phận không nhỏ thanh niên và trong xã hội. Trong bối cảnh đó, chính số đông thanh niên lại là lực lượng đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục ngàn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều chương trình, dự án lớn, đậm chất đặc thù và lãng mạn của thanh niên ra đời như : Xây dựng các Cung đường TNXP trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại; xoá hàng ngàn cầu khỉ thay thế bằng cầu nông thôn mới ở các tỉnh ĐBSCL; tình nguyện đi lập nghiệp tại đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, Cồn cỏ với những công trình hiện đại như đóng mới tàu cao tốc Bạch Long, xây dựng trạm điện sức gió, xây dựng công viên tuổi trẻ Sông Hồng trên đảo xa, xây dựng các Làng thanh niên lập nghiệp dọc đường HCM và biên giới…


     


    Bên cạnh đội hình TNXP lập nghiệp và hoạt động chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giói, hải đảo, còn có hàng ngàn doanh nghiệp trẻ đang hăng hái, trăn trở góp phần tạo dựng nên “Thương hiệu Việt” và nhiều bạn trẻ khác đang “khởi nghiệp” bằng chính bàn tay, khối óc dám nghĩ, dám làm và biết làm của mình.


     


    Để có được những khởi sắc đáng trân trọng đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với TNXP xây dựng kinh tế, Chỉ thị 145/1994/TTg, Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội… Đặc biệt gần đây Quốc hội đã ban hành Luật Thanh niên, trong đó quy định rất rõ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên. Các cơ quan liên quan đang phối hợp với TW Đoàn soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên để luật sớm đi vào cuộc sống. Những cơ chế chính sách đó chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của thanh niên về học tập, sao cho thanh niên Việt Nam không còn tụt hậu so với thanh niên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý và hoà nhập nhanh vào kinh tế thị trường, kinh tế tri thức; về định hướng nghề nghiệp và việc làm, sao cho chuyển đổi được nhận thức toàn xã hội không còn coi cánh cổng trường đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên, để xã hôị ta “giảm thầy tăng thợ giỏi”; về nâng cao trình độ thẩm mỹ, lối sống, thể lực và nâng cao tâm hồn cốt cách cho thanh niên Việt Nam…


     


    Nước ta là quốc gia có dân số khá trẻ, có khoảng 30 triệu người trong độ tuổi thanh niên ( 15 - 34 tuổi), chiếm 38% dân số, đây vừa là một lợi thế về nguồn nhân lực, nhưng đồng thời cũng tạo nhiều sức ép về giáo dục, y tế, việc làm và các vấn đề xã hội khác liên quan đến thanh niên.


     


    Trong hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên hiện nay thì vấn đề nghề nghiệp và việc làm được nhiều thanh niên quan tâm nhất. Kết quả những cuộc điều tra khảo sát cho thấy gần 40% thanh niên ( trong đó chiếm 50% là đối tượng sinh viên) lựa chọn các nghề như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên; 16% muốn trở thành nhà kinh doanh; 12% chọn nghề quản lý xã hội và công tác chính trị…Hiện vẫn còn hàng triệu thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định, trong đó một bộ phận lớn chưa được đào tạo nghề nghiệp hoặc đào tạo mang tính hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao.


     


    Tuy nhiên, dù bất kể hoàn cảnh nào thì thanh niên Việt Nam vẫn là người phản ánh và thể hiện rõ nhất hình ảnh của dân tộc Việt Nam với những đức tính lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, tự tôn và tự hào về truyền thống con rồng chaú tiên. Vì vậy, mọi cơ chế chính sách đầu tư cho thanh niên cũng chính là đầu tư cho việc giữ gìn và nâng cao những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của người Việt Nam trong một thế giới hội nhập, hợp tác, phát triển nhưng cũng đầy biến động khôn lường.


     


    Vì thế, vấn đề cốt lõi của công tác thanh niên trong thời kỳ mới không phải chỉ tuỳ thuộc vào thanh niên và tổ chức Đoàn, Hội mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả dân tộc
    avatar
    nguyentrunganh-to2
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 136
    Reputation : 3
    Join date : 28/01/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by nguyentrunganh-to2 30/12/2013, 23:04

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    900 sinh viên dự trại trên đảo Lý Sơn
    TTO - Sáng 3-5, tại đảo Lý Sơn, 900 sinh viên khắp mọi miền đất nước tham gia Hội trại “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc năm 2013”.
    Hội trại “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc năm 2013”, do Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam và tỉnh đoàn Quảng Ngãi phối hợp tổ chức.
    Đối với nhiều bạn sinh viên thì đây lần đầu đến họ đến với đảo Lý Sơn, tâm trạng ai cũng hồi hộp xen lẫn niềm tự hào. Vừa đặt chân lên đảo, tuy chưa hết cơn say sóng nhưng sinh viên trẻ Phan Thanh Hồng (Đại hoc Văn Hóa, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) vui cười cho biết: "Lâu nay qua sách báo, mình và các bạn sinh viên trong trường đã tìm hiểu và biết nhiều về đất và người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa về những ngư dân trẻ kiên cường bám biển. Tuy nhiên, đây là lần đầu bọn mình đặt chân ra đảo tiền tiêu nên tâm trạng ai cũng bồn chồn, chờ mong háo hức. Hy vọng qua chuyến đi này, sinh viên bọn mình sẽ có những trải nghiệm thực tế cùng hiểu biết về chủ quyền biển đảo, về con người trên đất đảo anh hùng để thêm yêu quê hương đất nước".

    Tuy cách xa về vị trí địa lý, giọng nói nhưng trong chuyến đi này, 900 sinh viên của các trường ĐH 3 miền Bắc, Trung, Nam như xích lại gần nhau. Họ đều có chung cảm nhận phải làm gì đó để thể hiện mình, thể hiện khát vọng của tuổi trẻ Việt Nam với tình yêu biển đảo quê hương.

    Còn SV Hồ Thị Thu Quế (Đại học Qui Nhơn) ngay sau khi đặt chân lên Lý Sơn đã tranh thủ cùng nhóm bạn của mình tìm hiểu, khám phá cuộc sống, sinh hoạt của người dân trên đảo bằng việc cùng tham gia nhổ hành, nhổ đậu với bà con nông dân trên đảo.
    “Khi nghe tin được chọn ra đảo lần này, bọn em nhiều đêm không ngủ vì vui. Em nghĩ rằng đây là cơ hội để em và các bạn sinh viên cả nước, những tri thức trẻ có điều kiện tham quan, tìm hiểu về  lịch sử đảo Lý Sơn về nguồn cội của đội dân binh Hoàng Sa năm xưa”, Quế bộc bạch.
    Anh Bùi Văn Huy, Ủy viên TW Đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hội sinh viên Việt Nam cho biết 900 sinh viên sẽ tham gia 9 hoạt động ý nghĩa tại đảo Lý Sơn như bảo vệ môi trường; trao tặng 900 lá cờ cho ngư dân huyện đảo; sinh viên xếp hình chữ Việt Nam; Hội sinh viên tặng quà cho ngư dân; khởi công xây dựng công trình cột cờ Tổ quốc; trưng bày 23 “Mô hình nghiên cứu khoa học sinh viên hướng về biển đảo Tổ quốc”; triển lãm “Mô hình, tranh ảnh về cuộc sống biển đảo”; tuyên truyền về cuộc thi “Sinh viên tìm hiểu biển đảo”. 
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    Dịp này, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng tổ chức kết nghĩa với các đảo tại Trường Sa, Hoàng Sa và tiến hành các hoạt động nghệ thuật, tặng quà, trao học bổng cho con em và các ngư dân nghèo, gặp nạn trên đảo Lý Sơn.
    VĂN MỊNH
    avatar
    TranLeThuTrang_12
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 4
    Reputation : 3
    Join date : 18/05/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by TranLeThuTrang_12 31/12/2013, 20:09

    Tỉnh đoàn Quảng Ninh: Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa năm 2013
    QTV - Với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn”, năm 2013 công tác Đoàn và phong trào TTN tỉnh Quảng Ninh đã tập trung, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả tích cực.

    Trong năm qua, tỉnh đoàn Quảng Ninh đã có nhiều công trình, phần việc của lực lượng đoàn viên thanh niên đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong tuổi trẻ và mỗi người dân địa phương…

    Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy, nhiệm vụ chính trị của địa phương, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn triển khai chương trình công tác năm 2013 với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn” tập trung vào 4 nội dung đột phá gắn với các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng về lý tưởng, đạo đức, pháp luật, truyền thống, nếp sống, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Z0d3




    Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo 100% chi Đoàn của 19/19 đầu mối cấp huyện tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc, toàn tỉnh lần thứ X thông qua “Trại huấn luyện cán bộ Đoàn - Hội thủ lĩnh thanh niên cơ sở năm 2013”; triển khai hiệu quả cuộc thi viết về Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X với tổng số bài thi viết 4.737 bài dự thi /4.737 chi đoàn; tổ chức 3.250 buổi sinh hoạt chi Đoàn học tập chuyên đề và triển khai xây dựng phong cách, lề lối, thảo luận về 16 điều nên và không nên làm của cán bộ Đoàn.Xuất bản cuốn sách nhạc “Tuổi thơ Quảng Ninh ca hát” gồm 120 bài hát của 28 tác giả đã sáng tác về quê hương Quảng Ninh, về tuổi thơ vùng mỏ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh.

    Duy trì tốt các phong trào “Mỗi tuần một điển hình thanh thiếu niên tiêu biểu làm theo lời Bác”, phong trào “Nhà em treo ảnh Bác Hồ”; “Hành trình theo dấu chân Bác- Hành trình Biển đảo quê hương”; tuyên dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu, 128 tài năng trẻ cấp tỉnh, 700 tài năng trẻ cấp huyện...

    Trong năm qua, Tỉnh Đoàn Quảng Ninh cũng đã tổ chức thành công Hội trại Thanh thiếu nhi tiên tiến làm theo lời Bác là sự kiện tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh và Đăng cai thành công Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ VI và Liên hoan văn hóa tuổi trẻ các dân tộc Cụm Trung du Bắc Bộ.


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 P5az




    Trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2013, phương châm hoạt động của chiến dịch là hướng hoạt động về cơ sở, tập trung các nguồn lực cho cơ sở. Nổi bật là việc huy động các nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng đường liên thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Cụ thể, đã thành lập được 76 đội TNTN, vận động xã hội hóa trên 245 triệu đồng và 130 tấn xi măng; huy động và sử dụng hiệu quả 112 máy trộn bê tông, 43 máy đầm và các phương tiện máy móc khác, ủng hộ 29.600 ngày công lao động tổ chức xây dựng, sửa chữa nhiều công trình, hạ tầng nông thôn; 27 km đường liên thôn, đường giao thông nông thôn, bê tông hóa 600m2 sân các công trình công cộng, làm mới và sửa chữa 11km kênh mương nội đồng, sửa chữa 16 nhà văn hóa thôn, khu. Tiếp tục kiên trì bám nắm thực hiện tuyên truyền, vận động, khảo sát và đảm nhận giúp đỡ 59 hộ gia đình di chuyển chuồng trại, xây dựng 33 nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chí nông thôn mới...



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 M6x0



    Cùng với các hoạt động hè, toàn Đoàn đã tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng tỉnh xanh, sạch, đẹp và VSMT”. Tính đến hết tháng 8/2013, đã triển khai trên 700 địa chỉ đáp ứng đủ tiêu chí xanh, sạch, đẹp, VSMT; 100% đoàn cơ sở tổ chức ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh với sự tham gia của trên 511.000 lượt đoàn viên thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tham gia thực hiện phong trào. Các hoạt động an sinh xã hội được triển khai sâu rộng với 11 đợt khám, chữa bệnh, phát thuốc nhân đạo cho trên 3.230 người dân, tổng trị giá 100,5  triệu đồng.
    Trong năm qua Tỉnh đoàn Quảng Ninh cũng triển khai thành công mô hình, giúp đỡ 40 hộ gia đình thanh niên, thoát nghèo bền vững ở Ba Chẽ làm thay đổi nhận thức, tư tưởng của thanh niên, không trông chờ ỷ lại vào trợ cấp nhà nước quyết tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.



    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Mbj0



    Một trong các hoạt động nổi bật của phong trào thanh niên tỉnh Quảng Ninh năm 2013 là công tác Quốc tế thanh  niên. Là tỉnh thứ 2 trên cả nước thành lập Ban Quốc tế Thanh niên. Trong năm qua Tỉnh Đoàn tổ chức đón các đoàn thanh niên quốc tế về thăm, giao lưu với 5 đoàn gồm 281 thanh niên đến từ 40 quốc gia trên thế giới: chương trình đón 40 thanh niên, sinh viên tiêu biểu các trường Đại học danh tiếng của Nhật bản chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản; đoàn 120 tình nguyện viên của Việt Nam và 35 quốc gia trên thế giới tổ chức Chương trình “Hành động vì Hạ Long”; Đoàn 20 thanh niên, sinh viên tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh tại huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long; đón 60 đại biểu đại diện các tổ chức, thanh niên xuất sắc của các nước ASEAN về thăm và làm việc tại Quảng Ninh; thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương  tổ chức thành công Chương trình Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ II – 2013.

    Năm 2013 là năm Tỉnh Đoàn Quảng Ninh triển khai hiệu quả công tác Đoàn và PTTTN toàn tỉnh, qua đó đã tạo môi trường thu hút, tập hợp thanh niên vào các hoạt động đầy ý nghĩa, những gương thanh niên, mô hình mới, cách làm hay ngày càng xuất hiện nhiều hơn từ thực tiễn. Thanh niên có cơ hội được rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết sống vì quê hương, biết yêu thương, chia sẻ vì cộng đồng xã hội, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tình nguyện tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ…
    PV

    http://www.qtv.vn/channel/5154/201312/tinh-doan-quang-ninh-nhieu-cong-trinh-phan-viec-y-nghia-nam-2013-2296495/


    Được sửa bởi TranLeThuTrang_12 ngày 31/12/2013, 20:24; sửa lần 1.
    lyhoaanhminh-to8
    lyhoaanhminh-to8
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 66
    Reputation : 0
    Join date : 28/01/2011
    Age : 31
    Đến từ : TPHCM

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by lyhoaanhminh-to8 31/12/2013, 20:20

    TỔ 8: 4 BÀI BÁO TIẾP (CÒN NỮA)

     Very Happy BÀI 6:
    Sinh viên nhìn thẳng, nói thật về thói hư tật xấu
    TPO - Sáng 28/12, tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, 117 đại biểu Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam thảo luận về vấn đề đạo đức, lối sống và tác phong Sinh viên Việt Nam trong thời đại mới.
    Anh Lê Quốc Phong, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì cuộc thảo luận.
    Phát biểu đề dẫn thảo luận, anh Lê Quang Tự Do, Phó ban tuyên giáo T.Ư Đoàn cho biết, có thể tự hào khẳng định rằng, đại bộ phần sinh viên Việt Nam yêu nước, có lối sống nhân ái, đoàn kết, năng động, tự chủ và có cá tính, phát huy được năng lực bản thân.
    Tuy nhiên, theo anh Tự Do, vẫn còn một bộ phận nhỏ sống thực dụng, coi nặng giá trị vật chất, có thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỷ, xa rời các giá trị tốt đẹp, sống buông thả, chưa có tác phpng cuộc sống hiện đại.
    “Rất mong các đại biểu tập trung thảo luận, dành nhiều tâm huyết nói lên suy nghĩ, ý kiến, phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp của hiện tượng này”, anh Tự Do nói.
    Phát biểu tại cuộc thảo luận, đại biểu Phạm Chí Công đến từ TP HCM cho rằng, thực tế đang có báo động về tình trạng văn hóa, đạo đức của sinh viên.
    “Năm 2013 có rất nhiều vụ việc về sinh viên đánh nhau, giết người. Phải chăng đạo đức trong sinh viên đang đi xuống. Chúng ta thử nhập cụm từ khóa “sinh viên 5 tốt” trên Google cũng có nhiều nhưng chẳng thấm là bao nếu so sánh với cụm từ “Sinh viên đánh nhau”, “sinh viết giết người”.
    Đại diện Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đồng tình với quan điểm cho rằng, một bộ phận không nhỏ sinh viên đang có đạo đức không tốt.
    Theo đại biểu này, các trào lưu văn hóa xấu ảnh hưởng rất nhiều tới sinh viên. Ví dụ như trào lưu cởi đồ, trào lưu hát cùng dao kéo trên các trang mạng, chỉ từ một vài người rồi lan rộng ra, có rất nhiều hình ảnh phản cảm.
    Chia sẻ về nguyên nhân, các đại biểu đa phần đồng tình với quan điểm có trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các tổ chức chính trị của sinh viên.
    “Sinh viên chưa hoàn thiện về nhân cách và đạo đức, nhận thức nhiều khi còn hạn chế, lại ham thể hiện, khám phá nên dễ bị dụ dỗ…”, đại biểu Phạm Chí Công phân tích.
    Anh Công đưa ra các giải pháp, trong đó có phối hợp giảng dạy các môn tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, Tổ chức các hội thảo giúp sinh viên nhìn nhận đúng đăn hơn về các cạm bẫy, rủi ro trong cuộc sống. Ngoài ra, cng cần có thêm phương pháp quản lý sinh viên, nêu gương sinh viên tốt, chấm điểm sinh viên…
    “Hội phải thực sự là người bạn của sinh viên, đồng hành cùng sinh viên, bảo vệ quyền lợi, quan điểm của phần đông sinh viên”, đại diện đến từ TP HCM nói.
    Trao đổi về vấn đề này, anh Phạm Kiều Hưng, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP HCM cho rằng, trong thời gian qua, Hội chưa có nhiều giải pháp thực sự đi vào đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên. Ngoài ra, cũng chưa mạnh dạn ở góc độ chống những cái xấu.
    “Thử hỏi, đã bao nhiêu trường làm được công việc thống kê sinh viên vi phạm quy chế thi và có các hình thức xử phạt nặng như đình chỉ học để làm gương”, anh Hưng nói.
    Theo anh Hưng, cũng chính vì những lý do này, khiến có những sinh viên mắc bệnh thờ ơ, vô cảm. “Nhiều khi thấy điều xấu mà không lên tiếng. Nghĩ rằng chỉ mình tốt là được. Từ đó dẫn đến sự thờ ơ’, anh Hưng chia sẻ.
    Lâm Tùng, Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội lại đề cập đến vấn đề tiếp cận với mạng internet. Theo Lâm Tùng, hiện, rất nhiều sinh viên khi lên mạng internet chỉ tập trung vào facebook, các trang ảnh hài, bóng đá… mà không cập nhật tin thức, thông tin chính thống, từ đó, dẫn tới việc thiếu hụt kiến thức, tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu.
    “Hôi bia, hôi của là hành vi ai cũng bức xúc. Đó là hành vi không đúng về mặt đạo đức. Thế mà, các bạn trẻ lại đi tôn vinh ở tỉnh A, tỉnh B không xảy ra hôi của khi có tai nạn, trong khi việc đó là lẽ đương nhiên. Đừng nghĩ rằng, tôi không hôi của là tôi vinh dự”, Lâm Tùng nói.
    Cũng theo Lâm Tùng, hiện nay, những trào lưu làm clip rất thịnh hành, vậy tại sao không tranh thủ mở những cuộc thi như thế để thu hút sinh viên, đặc biệt trong các vấn đề tuân thủ luật giao thông…
    Góp ý với cuộc thảo luận, Bùi Văn Bang – Sinh viên trường Tăng thiết giáp nêu quan điểm, đạo đức, tác phong sinh viên chỉ là những điều giản dị xung quanh mình.
    “Hôm qua, tôi đi dạo, thấy nhiều sinh viên Việt Nam vô tư xả rác, trong khi các du khách nước ngoài rất cẩn thận vứt rác vào thùng”, Bang nói, đồng thời đưa ra nhận định “Giá trị đạo đức đơn giản và dễ thực hiện. Không cần gì to tát lắm. Hội cần có các chương trình khơi dậy những hành động nhỏ đó”.
    Kết luận cuộc thảo luận, anh Lê Quốc Phong, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cho biết, bên cạnh sự tự rèn luyện, nỗ lực của cá nhân thì môi trường cũng đóng vai trò quan trọng.
    “Môi trường tốt thì sinh viên có thể tự đề kháng được, tự hành động đúng, tự rèn luyện đúng. Trách nhiệm của Hội Sinh viên Việt Nam rất lớn”, anh Phong nói, đồng thời cho biết, các ý kiến đóng góp sẽ được ghi nhận và bổ sung vào văn kiện của Đại hội.
    Trường Phong


     Very Happy BÀI 7:
    Nếu Đoàn "làm màu", sẽ không có những chương trình ý nghĩa
    31/12/2013 11:00 (GMT + 7)


    TTO - Anh Lâm Đình Thắng, phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM tham gia chương trình giao lưu trực tuyến liên tục 10 giờ - "Gặp gỡ cuối năm" tại tuoitre.vn từ 11g.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView





    • Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    • Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    • Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView




    * Thế hệ những người trẻ như anh và anh Lê Quốc Phong sau này có ảnh hưởng gì từ các thủ lĩnh thanh niên đi trước như Phạm Phương Thảo, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Văn Đua...? Ai là thần tượng của anh? (Hồ Văn Phương, 46 tuổi, minh@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Cháu chào chú, cháu có ba thần tượng, hai trong số đó là chú Nguyễn Văn Đua - một trong những lãnh đạo thành phố hết sức tâm huyết cho hoạt động Đoàn, cho đời sống của bà con nhân dân thành phố và cô Phạm Phương Thảo - một nữ lãnh đạo tuy chức vụ cao nhưng rất gần gũi, giản dị trong công việc cũng như trong đời sống. Cháu học được rất nhiều từ phong cách, suy nghĩ và cái tâm của các cô chú.
    Tuy chưa thành công nhưng cháu vẫn đang hàng ngày học tập những điều này trong công việc và cuộc sống của mình.
    * Từng là một cán bộ tuyên giáo, anh thấy cách tuyên truyền của Đoàn hội hiện nay đã thật sự hiệu quả chưa, hay làm lấy có, để báo cáo? (Bình, 29 tuổi, minhan@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, theo tôi, cách tuyên truyền, truyền thông của tổ chức Đoàn nhìn chung là chưa thật sự hiệu quả. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng thật sự tổ chức Đoàn - Hội - Đội làm được rất nhiều việc cho thanh thiếu nhi nhưng sự hiểu biết, chia sẻ và đồng thuận với tổ chức Đoàn - Hội - Đội hiện nay chưa cao. Hầu như hoạt động Đoàn - Hội - Đội nào cũng đều mang ý nghĩa nhân văn vì cộng đồng, cán bộ Đoàn hiện nay thường xuyên làm ngoài giờ, hy sinh thời gian cá nhân và gia đình cho công việc chung trong điều kiện thu nhập chưa cao nhưng sự nhìn nhận của xã hội vẫn chưa thật sự xứng đáng.
    Tôi rất buồn khi nghe nhiều người hỏi rằng "Cán bộ Đoàn là làm gì?". Do đó, cách truyền thông của tổ chức Đoàn hiện còn chưa chuyên nghiệp, chưa đạt hiệu quả cao.
    Vì thế, muốn Đoàn thật sự có ấn tượng trong lòng thanh thiếu nhi và nhân dân thành phố, một trong những giải pháp cần phải quan tâm là đầu tư thật sự cho công tác truyền thông về cả thời gian, con người, tiền bạc.


     * Làm công tác đoàn, thanh niên... bạn đặt trọng tâm vào vấn đề gì? Bạn có chú trọng việc tạo dựng lý tưởng, quan điểm, nhân cách, lối sống cho thanh niên không và tạo dựng bằng cách nào? Tôi chờ câu trả lời của bạn một cách cụ thể. (Thanh vân, 52 tuổi, trieukietlong@...)
    Anh Lâm Đình Thắng: Chào chú, cháu quan tâm nhất đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho thanh thiếu nhi. Theo cháu, giữa nhân cách và tài năng, khi có nhân cách thì con người sẽ rèn luyện mình để có tài năng.
    Nội dung này là một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của tổ chức Đoàn TP. Thành Đoàn thực hiện bằng cách tổ chức những hoạt động có định hướng tốt, trong đó người tham gia được phát huy khả năng, được cống hiến, được trải nghiệm, được hướng dẫn để rèn luyện bản thân mình một cách đúng đắn.  
    * Từng là một cán bộ đoàn thời kỳ trước, tôi thấy hiện nay có một bộ phận cán bộ Đoàn chưa thật sự dấn thân như thời anh Lê Văn Nuôi, chị Phạm Phương Thảo. Theo anh, có hiện nay có hiện tượng "quan Đoàn" hay không? (Bản, 43 tuổi, ban@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Cháu chào chú, đúng là hiện nay có một số cán bộ Đoàn chưa dành hết tâm huyết của mình cho lý tưởng của tổ chức Đoàn và cho sự phát triển của các bạn thanh niên, nhưng đây chỉ là một số nhỏ.
    Trong thực tiễn công việc hàng ngày, cháu vẫn chứng kiến rất nhiều cán bộ Đoàn lăn xả, hy sinh cho tổ chức Đoàn, ví dụ như có bạn tuy lương tháng thử việc chỉ 800.000đ nhưng vẫn sẵn sàng từ bỏ môi trường làm việc trong doanh nghiệp để gắn bó với tổ chức Đoàn; vẫn có nhiều Tổng phụ trách Đội đi xe đạp nhưng đều đặn chủ nhật hàng tuần tổ chức sinh hoạt cho các em thiếu nhi; hoặc có những bạn sinh viên sẵn sàng bỏ ngày nghỉ của mình để tổ chức sân đọc sách miễn phí cho các em nhỏ tại công viên Tao Đàn...
    Chúng cháu nghĩ rằng muốn thanh niên sống tốt, sống đẹp thì chính những cán bộ Đoàn, nói chính xác hơn là những thủ lĩnh thanh niên phải gương mẫu thực hiện được những điều đó.
    Giải pháp trong thời gian qua của tổ chức Đoàn TP là tổ chức cuộc vận động Xây dựng phong cách cán bộ Đoàn, và Thành Đoàn sẽ kiên trì nội dung này trong thời gian tới. 
    * Cần làm gì đề tổ chức Đoàn - Hội gần với thanh niên Việt Nam thưa anh? (Nguyễn Hữu Hoàng, 22 tuổi, huuhoang.hvhcnapa@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, tổ chức Đoàn - Hội muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác ngoài việc hoạt động trên nền tảng nhu cầu hợp lý chính đáng của thanh niên và nhu cầu phát triển của thành phố. Như vậy, có giải pháp nắm bắt nhu cầu, tâm lý thanh niên, xây dựng những chương trình hoạt động giúp thanh niên tham gia phát huy khả năng để đóng góp cho xã hội, vận động mọi nguồn lực có thể để chăm lo cho thanh niên. Đồng thời xây dựng, huấn luyện đội ngũ cán bộ gần gũi, tâm lý, am hiểu nghiệp vụ công tác thanh niên là giải pháp tôi cho rằng có thể giúp tổ chức Đoàn gần với thanh niên hơn nữa.  
    * Thưa anh Lâm Đình Thắng, câu ngạn ngữ, hay câu nói nào mà anh thích nhất? (Hồng Tiến, 21 tuổi, tamngongac@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, tôi thích nhất một câu trong lời của một bài hát do Ba tôi dạy cho tôi, đó là" Đời ta chỉ sống có một lần thôi. Cho nên cuộc sống quý giá vô ngần. Phải sống sao cho ra sống. Nếu chết đi không còn oán than gì. Chỉ thấy vui sướng khi đời mình cống hiến cho nhân dân". 
    * Anh là người có hướng vọng ngoại? Việc anh đang là Chánh văn phòng Thành Đoàn rồi sau đó đi học ở Úc là do tổ chức cử đi hay do anh muốn? Kiến thức học ở Úc có giúp anh nhiều trong cương vị mới?(Phong, 40 tuổi, minh@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, tôi học Thạc sỹ tại Úc theo chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ của Thành ủy TP.HCM. Chương trình này do cơ quan quản lý cử đi học và được xét chọn bởi Hội đồng của Thành phố.
    Tôi không nghĩ tôi là người vọng ngoại. Trước khi tôi đi học, nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ không tiếp tục công tác Đoàn sau khi tôi trở về, nhưng tôi đã nói "Tôi muốn làm Đoàn tiếp nên tôi mới đi học". Và tôi đã thực hiện đúng lời hứa của mình.
    Kiến thức Quản trị nguồn nhân lự tôi học tuy không giống hoàn toàn nhưng cung cấp nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng trong công việc của mình cũng tương đối.
    * Anh nghĩ gì về sự cần thiết phải giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ? Cựu chiến binh cần làm gì và làm như thế nào để cùng tổ chức Đoàn thực hiện công việc đó? (Việt Ân, 61 tuổi, vietanccb@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Cháu chào chú, trong công việc hằng ngày của cháu, một trong những nội dung cháu tâm huyết nhất là hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi thành phố. Vì cháu nghĩ rằng không có những nền tảng truyền thống đó thì không thể có ngày hôm nay.
    Chúng cháu có rất nhiều hoạt động phối hợp gắn bó với Hội cựu chiến binh thành phố và các cô chú cựu chiến binh để tổ chức các buổi nói chuyện, các buổi hội trại, các chuyến thăm căn cứ cách mạng, các chương trình giao lưu cho các bạn thanh thiếu nhi.
    Cháu rất vui nếu trong thời gian tới chú có thể giúp chúng cháu thực hiện những chương trình thế này.  
    * Thưa anh Thắng! Trong năm 2013 có một hiện tượng đối với giới trẻ - đó là yêu em anh không đòi quà. Và sau đó là hàng loạt phiên bản ra đời với những hình ảnh gây phản cảm trong xã hội. Đó có phải là dấu hiệu của việc xuống cấp về đạo đức lối sống của giới trẻ hay không? Ý kiến của anh về vấn đề này? Chúc anh sức khỏe và nhiệt huyết! (Truong Gia Huy, 20 tuổi, giahuysgu@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, trong năm 2013 có nhiều sự kiện vui mừng nhưng cũng có nhiều sự kiện đáng buồn trong lối sống của giới trẻ, điển hình như vấn đề bạn nêu.
    Đây là những vấn đề đáng báo động vì xã hội trước đây không có những hiện tượng này, nhưng đi cùng với sự phát triển thì xã hội chúng ta lại phát sinh nhiều hơn những vấn đề tiêu cực.
    Tôi cho rằng, trong hiện tượng này, giới trẻ đang hoang mang về những giá trị chuẩn mực và những phương thức để khẳng định mình trong xã hội. Chính vì thể các bạn chọn những cách không phù hợp để thể hiện mình.
    Vấn đề bạn nêu là hiện tượng hệ trọng nhưng không phải là bản chất của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều những thanh thiếu nhi vượt khó, khẳng định mình bằng chính tài năng, phẩm chất tốt của bản thân.
    * Vai trò của tổ chức Đoàn, ý nghĩa của việc vào Đoàn ở trường THPT đang trở thành một vấn đề khi ai cũng có thể vào Đoàn. Dù cố gắng nhìn nhận ưu điểm nhưng theo tôi, Đoàn chỉ là một tổ chức hình thức và "làm màu", thiếu thực tế với học sinh. Anh nghĩ sao về điều ấy? (Đôn Quý, 18 tuổi, [email=thungan_94@...]thungan_94@...[/email])
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, anh không nghĩ rằng ai cũng có thể vào Đoàn.
    Để được kết nạp Đoàn, các bạn phải thật sự là những thanh niên có phẩm chất và có quá trình học tập, rèn luyện tốt. Có thể tại trường bạn học, cách tiếp cận của các anh chị trong Đoàn trường chưa hiệu quả nên bạn có cảm nhận chưa tốt về Đoàn.
    Đoàn các trường THPT trên địa bàn thành phố đang tổ chức những chương trình có ý nghĩa như "Khi tôi 18" - giúp các bạn chuẩn bị hành trang khi tốt nghiệp THPT, "Thắp sáng ước mơ" - giúp các bạn xây dựng và kiên trì với ước mơ tốt đẹp của mình, hoặc Chiến dịch tình nguyện "Hoa phượng đỏ" - giúp các bạn có một mùa hè bổ ích khi vừa được rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm vừa giúp đỡ được cho cộng đồng.
    Anh cho rằng nếu tổ chức Đoàn "làm màu" như bạn nói thì không thể có những chương trình như thế được. Nếu có dịp, xin mời bạn đến Thành Đoàn, anh sẽ giới thiệu bạn tham gia một số chương trình dành cho học sinh THPT rất hay và có ý nghĩa. 
    * Thưa anh Thắng! Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng: Cán bộ Đoàn giờ năng lực thì ít mà "năng nịnh" thì nhiều. Liệu rằng có một số cán bộ đoàn lo việc vào Đoàn để tiến thân hơn là lo phát triển công tác?(Nguyễn Lưu Vĩ, 30 tuổi, [email=luuvickm2013@...]luuvickm2013@...[/email])
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, thực tế là có một số cán bộ Đoàn còn thiếu năng lực và tâm huyết trong hoạt động Đoàn. Nhưng đánh giá toàn bộ đội ngũ như thế tôi cho rằng chưa chính xác. Môi trường nào cũng có người này người kia.
    Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng đội ngũ cán bộ Đoàn Thành phố nhìn chung là vẫn có cái tâm và đủ khả năng để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của thanh niên. Vì đó là một trong những yếu tố giúp bản thân tôi có niềm tin để tiếp tục làm việc và đóng góp cho tổ chức Đoàn.
    * Thưa anh, Đoàn thể nói chung và tổ chức Đoàn TNCS HCM nói riêng hiện nay theo đánh giá chung là chưa thật sự thể hiện hết vai trò là một tổ chức chính trị xã hội, cụ thể là việc chưa làm thật tốt công tác tuyên truyển, truyền thông như anh đã nhận định. Theo chủ quan bản thân nhận định một phần nguyên nhân là sự nhìn nhận chưa khách quan của một bộ phận công dân, bên cạnh đó phải chăng những hạn chế bắt nguồn từ sự thiếu cơ chế, thiếu đi "luật lệ" phối hợp giữa Đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội khác (như công đoàn chẳng hạn). Xin Anh cho biết ý kiến. (Lê Đức Trí, 26 tuổi, leductri1987@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Để tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu nhi, Thành Đoàn không thể tổ chức một mình mà phải phối hợp với nhiều đơn vị, ban ngành đoàn thể khác.
    Tuy nhiên, Thành Đoàn chưa có những chương trình phối hợp chính thức lâu dài với những đơn vị đoàn thể chính trị xã hội của thành phố. Một trong những hoạt động khởi đầu trong năm 2014 là Thành Đoàn sẽ tổ chức ký kết chương trình phối hợp với từng đoàn thể chính trị - xã hội đến năm 2017 để có thể phát huy nguồn lực, khả năng tổng hợp chăm lo và phát huy thanh thiếu nhi thành phố.
    * Anh có ý kiến gì về hiện tương "Phương Mỹ Chi" và nếu có sự khen ngợi động viên thì tổ chức Đoàn, Đội sẽ làm gì? (Trần Văn Hoà, 59 tuổi, tranhoasp303@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Cháu chào chú, bé Phương Mỹ Chi là một trong những thiếu nhi có tài năng trong lĩnh vực ca hát. Tài năng này cần được tiếp tục được định hướng, giúp đỡ từ phía gia đình, các cơ quan chức năng, đoàn thể để có thể tiếp tục phát triển trong tương lai đặc biệt là Mỹ Chi phải được định hướng để rèn luyện về nhân cách và lối sống trong điều kiện có khả năng đặc biệt như vậy để không mắc bệnh ngôi sao và sử dụng tài năng của mình phù hợp.
    Thời gian qua, Mỹ Chi cũng đã tham gia một số hoạt động do tổ chức Đội tại địa phương tổ chức. Thành Đoàn hiện nay đang có Quỹ bảo trợ tài năng trẻ, trong thời gian tới, nếu gia đình cảm thấy phù hợp, Thành Đoàn sẵn sàng xem xét hỗ trợ để Mỹ Chi có thể tiếp phát huy khả năng âm nhạc của mình.  
    * Chào anh! Anh có thể cho tụi em biết anh trưởng thành từ hoạt động Đoàn như thế nào không? Nhân dịp năm mới anh có gửi gắm gì đến các bạn thanh niên thành phố. Trân trọng cảm ơn anh. Kính chúc anh luôn vui, khỏe, đầy nhiệt huyết để tiếp tục và bạn của thanh niên. (Nguyen Trang, 27 tuổi, trangnguyen@...)
    - Anh Lâm Đình Thắng: Chào bạn, anh đã tham gia hoạt động Đội thiếu niên tiền phong từ năm 8 tuổi và tiếp tục tham gia các hoạt động Đoàn - Hội sau đó đến tận bây giờ. Anh đã trải qua nhiều bộ phận, đơn vị và từng nơi đều để lại cho anh những bài học và sự trải nghiệm rất có ý nghĩa.
    Ngày mai là ngày bắt đầu của một năm mới, chúc Trang và các bạn trẻ của thành phố có thật nhiều ước mơ đẹp, thật kiên trì để biến những ước mơ đó thành hiện thực và tiếp tục có một năm thật ý nghĩa nữa trong cuộc đời của mình.
    ------------------------------------------
    Anh Lâm Đình Thắng sinh năm 1981, quê ở Bạc Liêu, trưởng thành từ phong trào sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).
    Thời sinh viên anh là một trong những “sinh viên 3 tốt” cấp thành phố lứa đầu tiên được Hội Sinh viên và Thành đoàn TP.HCM tuyên dương.
    Anh từng làm phó bí thư Đoàn trường, chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Khi chuyển về Thành đoàn TP.HCM, anh trải qua nhiều vị trí công tác như: cán bộ Thành đoàn, giám đốc Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn, rồi làm chánh văn phòng Thành đoàn trước khi đi du học tại Úc.
    >> Ngân hàng đề tài nghiên cứu khoa học SV
    >> Tạo cảm hứng cho giới trẻ tìm hiểu lịch sử

    Lâm Đình Thắng đã tốt nghiệp thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực tại Úc theo chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.HCM. Trở lại sau thời gian học tập tại nước ngoài, anh Thắng làm trưởng Ban tuyên giáo Thành đoàn.
    Tại Đại hội Đoàn TP.HCM nhiệm kỳ 2012-2017 cuối năm 2012, anh Lâm Đình Thắng được bầu làm phó bí thư Thành đoàn. Hiện anh là phó bí thư kiêm trưởng ban tổ chức, phụ trách công tác tuyên giáo, tổ chức, xây dựng Đoàn của Thành đoàn TP.HCM.
    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/587839/neu-doan-lam-mau--se-khong-co-nhung-chuong-trinh-y-nghia.html#ad-image-0

     Very Happy BÀI 8:

    Xót lòng hoàn cảnh của những thủ khoa nhà nghèo



    Tiin.vn – Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều thí sinh đã trở thành thủ khoa đầu vào của các trường Đại học trong mùa tuyển sinh 2012.



    Các bạn ấy đã khiến nhiều teen cảm phục vì những nỗ lực, cố gắng trong học tập. Cùng Tiin.vn điểm danh những thủ khoa nghèo của mùa tuyển sinh năm nay nhé!

    Thủ khoa ĐH Quảng Nam vượt sông, đạp xe 10km tới trường

     Họ và tên: Nguyễn Văn Tứ
    Quê quán: Hiệp Đức, Quảng Nam
    Thành tích:
    Thủ khoa ĐH Quảng Nam 2012
    12 năm học là học sinh giỏi của trường
    Đoạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh THPT 

    Từ sau khi trường ĐH Quảng Nam công bố điểm thi, ngôi nhà nhỏ của bạn Nguyễn  Văn Tứ (thuộc tổ 1, thôn An Xá, xã Quế Thọ, Hiệp Đức, Quảng Nam) lúc nào cũng rộn rã tiếng cười, những lời chúc mừng, khen ngợi cậu trò giỏi.

    Cuộc sống của gia đình Tứ gặp nhiều khốn khó. Ngôi nhà nhỏ bằng gạch chưa tô nằm sâu dưới chân núi An Cường, vào mùa mưa muốn tới nhà Tứ phải băng qua con sông Trầu nước chảy xiết vì trời mưa giông. Trong nhà, đồ đạc đơn sơ không có gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ kỹ và cái máy tính cũ của Tứ để trên bàn học.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 3d9e81ca-f771-476c-b308-9f9c30b77f25

    Tứ cùng với người mẹ lam lũ của mình

    Tứ kể: Bố và anh trai phải đi làm thuê, làm mướn để lấy vốn sinh nhai. Mẹ Tứ ở nhà lo việc đồng áng. Tứ thường dậy từ 5 giờ sáng ôn lại bài sau đó ăn cơm, khoảng 6 giờ kém 15 là bắt đầu đạp xe đến trường. Mùa mưa thì nước con sông Trầu dâng cao nên Tứ cũng phải đi sớm hơn một chút để kịp đến trường.

    Miệt mài 3 năm học cấp 3, Tứ đều phải theo thời khóa biểu như thế bất kể trời mưa hay nắng. Buổi sáng học xong, nếu chiều còn học thì ăn tạm cơm bụi còn không thì đạp xe về nhà để buổi chiều đi học thêm hoặc phụ giúp bố mẹ làm việc đồng áng.

    Vất vả là thế, nhưng năm nào Tứ cũng là học sinh giỏi. Bạn ấy vừa đỗ thủ khoa của ĐH Quảng Nam với 26 điểm (Toán 9,75 điểm, Hóa 8,5 và Sinh đạt 7,5 điểm). Tứ chọn ngành học này và muốn trở thành thầy giáo để đỡ tốn kém chi phí học hành, nếu có điều kiện hơn thì Tứ muốn được làm việc ở một viện nghiên cứu.

    Thủ khoa ĐH Ngoại thương: Học để thoát nghèo

     Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thiện
    Quê quán: Hải Dương
    Thành tích:
    Thủ khoa 29 điểm ĐH Ngoại thương (Toán 9,5, Lý 9,57, Hóa 9,75)
    12 năm liền đạt thành tích học sinh giỏi
    Lớp 9 đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh
    Lớp 12 đạt giải nhì môn Toán cấp tỉnh 

    Đạt 29 điểm đầu vào của một trong những trường ĐH “đỉnh”, Nguyễn Ngọc Thiện (thị trấn Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) khiến nhiều người khâm phục bởi nghị lực vươn lên của cậu học sinh nghèo. Gia đình Thiện làm nghề nông, bố mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm tiền nuôi hai anh em Thiện ăn học. Thiện thương bố mẹ, chỉ biết học thật giỏi để thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Thiện kể: khi nghe tin đỗ thủ khoa, mình thật sự không tin vì thấy nhiều bạn làm bài thi rất tốt, chỉ thật sự tin vào điều này khi có điện thoại gọi đến xác nhận.

     

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 B46e8aff-b0da-47ea-a356-8307aeb9fa6a

    Thiện hiện là tân thủ khoa Đại học Ngoại thương

    Chia sẻ về kinh nghiệm làm tốt bài thi, Thiện ngượng ngùng nói: Cũng chẳng phải có bí kíp gì độc đáo đâu. Vì gia đình không có điều kiện nên mình cũng không đi học thêm nhiều, chăm chỉ luyện các dạng bài tập ở nhà thôi.

    Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn được trở thành một doanh nhân giỏi, có thể kinh doanh tốt để giúp đỡ bố mẹ. Cùng chúc cho ước mơ của cậu học trò nghèo sẽ trở thành sự thật nhé!

    Thủ khoa ĐH Dược nhiều lần định bỏ học

     Họ và tên: Lê Đức Duẩn
    Quê quán: Phú Xuyên, Hà Nội
    Thành tích:
    Thủ khoa ĐH Dược HN
    3 năm THPT là học sinh giỏi toàn diện
    Lớp 10 Đạt giải ba môn Toán cấp trường
    Lớp 11 giải nhì môn Toán, nhất môn Lý cấp trường
    Lớp 12 giải nhì môn Toán thành phố. 

    Lý do chính để anh chàng thủ khoa 29 điểm này thi vào ĐH Dược vì anh trai, và bố mất do bệnh ung thư, mẹ lại đau ốm triền miên. Muốn tìm ra những phương thuốc và cách chữa trị cho cho những người thân yêu, Duẩn đã chăm chỉ đèn sách và thi đỗ ĐH Dược.

    Tìm gặp Lê Đức Duẩn (Phú Xuyên, Hà Nội) chỉ sau ngày trường ĐH Dược công bố điểm thi, chúng tớ không khỏi xót xa trước gia cảnh éo le của cậu bạn. Bố và anh trai mất vì ung thư, mẹ lại đau ốm triền miên nhưng vẫn cố gắng gượng đi phụ hồ kiếm tiền nuôi Duẩn ăn học.

    Sau khi bố mất, một mình mẹ không cáng đáng nổi gia đình, đã nhiều lần Duẩn nghĩ đến việc bỏ học, đi làm thuê giúp mẹ. Nhưng được thầy cô, bạn bè động viên, Duẩn lại cố gắng tới trường.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 E1ea81f0-8433-4137-8653-227244b7492b

    Ngoài thời gian học, Duẩn thường phụ giúp mẹ làm thêm kiếm thu nhập

    Hàng ngày, Duẩn đạp chiếc xe đạp cũ mèm đã mất một bên bàn đạp, lốp thủng phải buộc tạm bằng dây chun, cóc cách tới lớp. Nhà nghèo, bữa ăn còn chạy từng ngày huống chi chuyện ăn mặc. Áo quần suốt 3 năm THPT của Duẩn là 2 chiếc áo dài (mùa hè) và 2 áo ấm mùa đông là đồng phục của trường. Tất cả đã sờn, có cái đã rách, phải vá lại. Mùa đông hay hè bạn ấy cũng chỉ có đôi dép tổ ong đã mòn gót tới trường. Cậu học trò này lên lớp 12 nhưng chỉ nặng vỏn vẹn 33kg.

    Niềm vui đỗ thủ khoa chưa dứt, mẹ, Duẩn và cả cậu em trai lại đi làm thêm để kiếm tiền cho Duẩn lên thành phố trọ học. Cậu bạn nhẩm tính, khi đi học sẽ kiếm việc làm thêm để lo trang trải học hành. Duẩn sẽ cố gắng học thật tốt, thu nạp thêm kiến thức để có thể trở thành một dược sĩ giỏi.

    Thủ khoa Y Dược suýt bỏ thi vì hoàn cảnh khó khăn

     Họ và tên: Nguyễn Văn Khuynh
    Quê quán: Quế Sơn, Quảng Nam
    Thành tích:
    Thủ khoa khối B khoa Y Dược (ĐH Quốc gia HN)
    Nhiều năm liền là học sinh giỏi với điểm tổng kết trên 9,6 

    Bạn Nguyễn Văn Khuynh (Quế Sơn, Quảng Nam) suýt nữa đã bỏ thi vào khối B khoa Y Dược (ĐH Quốc gia HN). Lý do chính là để dành tiền thuốc thang cho bà ngoại. Nhưng nhờ sự động viên của bố, Khuynh đã tiếp tục dự thi và đạt 28 điểm (sinh: 8,25; toán: 9,75; hóa: 9,75).

    Nhà Khuynh rất nghèo, 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào hơn 1 mẫu ruộng, 2 con heo nái và đàn gà chục con. Ngoài thời gian đến trường, Nguyễn Văn Khuynh dành nhiều thời gian để chăm sóc bà ngoại già yếu và phụ giúp công việc gia đình.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 F72beda2-b003-49d3-95cc-342aa0502574

    Khuynh là niềm tự hào của cả gia đình

    Chia sẻ bí quyết đạt điểm cao, Khuynh cho biết ngoài việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững vàng, bạn ấy còn chú ý cách làm bài thi. Khuynh thường chọn câu dễ làm trước, đồng thời chia thời gian làm hợp lý giữa các câu.

    Chuẩn bị lên thành phố học, Khuynh dự định sẽ kiếm một công việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học hành. Cậu bạn cũng ấp ủ nhiều dự định cho tương lai phía trước.

    Không có được điều kiện tốt để học tập, những thủ khoa nhà nghèo vừa học, vừa phải lao động cật lực phụ giúp gia đình kiếm sống. Nhưng ý chí, nghị lực của những chàng trai này thật khiến nhiều người nể phục. Không chỉ là thủ khoa đầu vào của các trường ĐH danh tiếng, mà chắc chắn trong tương lai các bạn ấy sẽ đạt nhiều thành tích cao hơn nữa. Chúc cho những anh chàng thủ khoa sẽ thành công nhé!




     Very Happy BÀI 9:

    Đinh Văn Tài - Gương thanh niên nông thôn sản xuất giỏi 
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------

    Thứ hai, 13 Tháng 7 2009 14:27










    LỜI TỰ SỰ CỦA MỘT THANH NIÊN GIÀU Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC
              Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bảy anh em, anh là con thứ năm trong gia đình với đời sống còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào cái nghề “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Thế nhưng, bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, sự ham học hỏi, không quản ngại khó khăn và chí thú làm ăn, anh đã dần khẳng định mình, từng buớc khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống từ hai bàn tay trắng. Người mà chúng tôi muốn nói đến là anh Đinh Văn Tài - một gương thanh niên nông thôn sản xuất giỏi, hiện là bí thư chi đoàn thôn Phú Phong, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam. Chúng ta hãy cùng đến với lời tự sự của anh để hiểu thêm về ý chí và nghị lực của anh nhé.

              “Năm 1997, tôi tự nguyện xin vào Đoàn được xã Đoàn và BCH Chi đoàn thôn Phú Phong chấp nhận. Từ đó tôi luôn luôn học tập theo những tấm gương đoàn viên ưu tú, hăng say trong các hoạt động phong trào. Đến cuối năm 1999, tôi lập gia đình, và cũng tại thời điểm này tôi được BCH xã Đoàn và Chi đoàn bầu vào làm Bí thư Chi đoàn thôn Phú Phong. Lúc đó tôi rất băn khoăn vì thật sự là gia đình rất khó khăn. Vì ba má nghèo nên giữa năm 2000, chỉ cho hai vợ chồng vỏn vẹn 1 triệu đồng để cất nhà ở riêng. Số tiền đó chỉ đủ mua 30 tấm tôn xi măng, còn hai vợ chồng thì trong nhà không có tiền, bởi vì khi ở chung trong gia đình thì chỉ làm cho ba má chú không có làm riêng. Với một triệu đồng và vợ chồng tôi cũng vay mượn thêm để làm một căn nhà tạm bợ: Tôn xi măng, vách đất. Và lúc ra riêng, vợ chồng tôi có một đứa con trai được 7 tháng tuổi. Về phương tiện đi lại cũng không có kể cả xe đạp nên đã mua thiếu chiếc xe đạp của người quen với số tiến là 150.000 đồng. Khi làm nhà xong, khoảng tiền thiếu nợ từ làm nhà  khoảng 3 triệu đồng. Trước mặt hai vợ chồng là đầy rãy những lo toan và thách thức lớn, bởi vì không tiền, không nghề nghiệp, tài sản lớn nhất trong nhà là một căn nhà tạm vợ.
              Ngay trong lúc khó khăn bỗng nhiên tôi tràn ngập một niềm vui khôn xiết vì được sự quan tâm của xã Đoàn đã cho vợ chồng tôi mượn không lãi số tiền là 500.000 đồng. Một miến khi đói bằng một gói khi no. Số tiền này đủ để mua sữa cho con và cá gạo trong những ngày đầu lập nghiệp. Tôi xin đi làm thuê cho người ta với công việc là làm cát, sàn cát với một ngày công là 25.000 đồng và tôi còn làm thêm 1ha ruộng lúa (trong đó7000m2 là ruộng của người hàng xóm cho mướn và 3000m2 là ruộng dự phòng của xã Hàm Mỹ). Sau khi thu hoạch, trừ các chi phí tôi còn lãi 4 triệu đồng và đã trả dứt được số nợ làm nhà.
    Khi hết mùa làm cát, nỗi lo lại kéo đến, đêm về hai vợ chồng bàn tính sẽ làm đơn xin việc làm. Và khoảng một tháng sau được công ty xuất nhập khẩu Falimex chấp nhận vào làm vào đầu năm 2002. Tôi làm bộ phận đóng gói, vợ làm bộ phận bóc vỏ lụa hạt điều, thu nhập bình quân của hai vợ chồng mỗi tháng từ 900.00đồng đến 1.200.000 đồng. Số tiền trên trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng cũng tích lũy được 400 đến 500 ngàn đồng. Từ số tiền tích lũy, tôi vay mượn thêm để đầu tư 200 gốc thanh long với tông số tiền là 7 triệu đồng. Niềm vui cũng như niềm tin đã chớm nở vì từ trước tới giờ tôi chưa bào giờ dám nghĩ mình sẽ được như ngày hôm nay. Đầu năm 2004, vợ chồng tôi quyết định thôi việc ở công ty xuất nhập khẩu và sau khi nghỉ việc, vợ chồng tôi quyết định phát triển chăn nuôi như heo, gà, vịt, … để lấy ngắn nuôi dài tiếp tục đầu tư vào 200 gốc thanh long. Cuối năm 2004, tôi mạnh dạn đầu tư chong đèn thanh long trái vụ, chong 2 đợt và doanh thu đạt được là 30 triệu đồng, trừ chi phí tôi còn lãi 22 triệu đồng. Đầu năm 2005, tôi tiếp tục đầu tư trồng thêm 400 gốc thanh long và trong năm 2005, lãi thu được từ thanh long là 30 triệu đồng. Trong năm 2006, tôi đã sửa chữa lại nhà, mua được 02 xe máy. Ngoài ra tôi còn mua sắm được các vật dụng trong nhà như Tivi, tủ lạnh, bếp ga, bàn ghế và một số đồ dùng khác…”
    Qua lời tự sự của anh, chúng ta càng thấy rõ hơn ở anh - một con người đầy ý chí nghị lực, luôn chí thú làm ăn và vươn lên làm giàu chính đáng.
    Vất vả là thế nhưng anh vẫn không quên vai trò Bí thư chi đoàn thôn của mình. Tích cực trong các hoạt động, nhiệt tình trong công tác, luôn quan tâm đến mọi người là những gì mà các bạn đoàn viên, thanh niên tại địa phương nói về anh. Phong trào nào, hoạt động nào do Đoàn tổ chức anh đều tham gia nhiệt tình và có những đóng góp tích cực cho phong trào Đoàn tại địa phương. Bật mí thêm về anh nhé, anh còn là một cây văn nghệ của địa phương nữa đấy các bạn à. Bằng giọng hát của mình, anh đã có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động VHVN của địa phương và trong nhiều năm liền anh đều được tỉnh, huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong hoạt động VHVN – TDTT. Chi đoàn của anh luôn là chi đoàn vững mạnh nhiều năm liền.
    Và niềm vui đã đến với Tài khi anh vinh dự là một trong 160 gương mặt tiêu biểu của tuổi trẻ Miền đông được tuyên dương tại “Liên hoan Thanh niên tiên tiến Miền đông Nam bộ làm theo lời Bác năm 2007”  tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5/2007. Đây là phần thưởng xứng đáng ghi nhận những cố gắng của anh trong sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp tích cực của anh cho phong trào Đoàn tại địa phương. Vui chung với miền vui của anh, chúng ta chúc cho anh sẽ tiếp tục thành công trong sản xuất, kinh doanh và tiếp tục công hiến sức trẻ cho các hoạt động Đoàn trong thời gian sắp tới.
                                                                   
                     Hoài Trung


    Được sửa bởi lyhoaanhminh-to8 ngày 31/12/2013, 20:33; sửa lần 1.
    avatar
    TranLeThuTrang_12
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 4
    Reputation : 3
    Join date : 18/05/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by TranLeThuTrang_12 31/12/2013, 20:28

    Nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí và vai trò hàng đầu trong dựng nước và giữ nước. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coi thanh niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và đảng tiên phong. C.Mác khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước"[1].

    Kế thừa những di sản tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các luận điểm mác-xít về vai trò thanh niên, phong trào thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS ở Việt Nam. Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chí Minh, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên"

    Trong quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
     
    Tuy nhiên không phải lúc nào xã hội và các cấp ủy đảng cũng có nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của thanh niên và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo đoàn thanh niên. Có nơi, có lúc các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên chưa thực sự nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên. Coi thanh niên là lớp người non trẻ, “ngựa non háu đá”, không dám giao nhiệm vụ vì không tin tưởng. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém về công tác thanh niên của Đảng là do xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của thanh niên và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo đoàn thanh niên của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Do đó, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên không chỉ là nhu cầu tồn tại có tính chất nguyên lý về lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn rất quan trọng để đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh niên. Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
     
    Thứ nhất, các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới. Cần nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên. Trên cơ sở đó thống nhất trong nhận thức của cấp ủy đảng, của cán bộ đảng viên và của chi ủy trong đánh giá, nhìn nhận vị trí, vai trò của thanh niên và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, từng chi bộ, đảng bộ, cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn. Coi việc xây dựng tổ chức đoàn làm hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức đảng. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên là một bộ phận quan trọng, không tách rời trong toàn bộ công tác dân vận của đảng, luôn luôn là nhiệm vụ cách mạng có tính chiến lược.
     
    Phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Qua các phong trào, Đoàn sẽ làm tốt hơn việc tập hợp thanh niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng.
    Thứ hai, đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục thanh niên. Thực tế xã hội cho thấy, thanh niên với những đặc trưng về lứa tuổi, sức khoẻ tâm lý và nhận thức, thường có các các hành vi, lối sống, quan niệm, cảm thụ và sáng tạo văn hoá riêng mà không phải lúc nào cũng được thừa nhận. Đơn giản như một kiểu tóc, một chiếc váy sặc sỡ được coi là rất thời trang ngoài phố hoặc trong phim ảnh, được giới trẻ rất ham thích nhưng không phải lúc nào cũng làm vừa mắt các bậc phụ huynh. Lối sống hay văn hoá thanh niên là một hiện tượng văn hoá đặc biệt gắn liền với tuổi trẻ trong đó sự sáng tạo và đổi mới luôn là những đặc trưng cơ bản. Nó làm nên bản chất của văn hoá thanh niên. Bên cạnh sự định hướng cho thanh niên tới những sự cảm thụ văn hoá lành mạnh, cần phải tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của thanh niên, tạo ra môi trường thuận lợi để giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
     
    Thanh niên là đối tượng rất nhạy cảm với thời cuộc nên những hành động, biểu hiện của thế hệ đi trước rất dễ ảnh hưởng đến thanh niên. Sinh thời Hồ Chí Minh thường nhắc nhở “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Cần đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xử lý nghiêm minh cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, tạo môi trường chính trị và đạo đức lành mạnh củng cố niềm tin cho thanh niên. Phải phấn đấu để mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nói đi đôi với làm để thanh niên học tập và noi theo.
     
    Thứ ba, phát huy vai trò xung kích của thanh niên và Đoàn thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tổ chức các phong trào của Đoàn thanh niên để thanh niên thể hiện vai trò của mình trong các phong trào đó.
     
    Đảng phải lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tạo ra những hoạt động sôi nổi, thiết thực nhằm cuốn hút thanh niên, từ trong thực tiễn thanh niên sẽ được dịp rèn luyện và thể hiện khả năng của mình. Đảng phải lãnh đạo công tác thanh niên vào những chủ đề như: Xung kích lao động sáng tạo nhằm phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của thanh niên trong lao động; định hướng Đoàn thanh niên phát triển "Thanh niên tình nguyện" theo hướng đa dạng về nội dung, nâng cao về chất lượng; phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm bắt thông tin, chuẩn bị về ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, bản lĩnh chính trị văn hóa, nâng cao năng lực hội nhập..
     
    Thứ tư, đổi mới cách nhận thức, đánh giá phiến diện về thanh niên và Đoàn thanh niên.
     
    Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên trong tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, có thể "dời non", "lấp biển" hết lòng tin yêu thanh niên, song Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hoàn thiện. Điều đó có nghĩa trong thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều tiềm ẩn những khả năng lớn cũng như những hạn chế.Hồ Chí Minh dạy: “Cần phải đi sâu vào đời sống thanh niên, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách thiết thực. Khi nắm được những đặc điểm chung và riêng của thanh niên, sẽ hiểu thanh niên hơn, từ đó tạo tiền đề nhận thức, dự báo những mặt tiêu cực, tích cực để động viên, nhắc nhở, thức tỉnh, để họ phát huy những mặt tốt, khắc phục, ngăn ngừa những mặt còn hạn chế hiệu quả hơn.
     
    Trong chương trình công tác của mỗi cấp ủy đảng cần xác định rõ hơn trách nhiệm lãnh đạo và xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh, gắn liền với công tác xây dựng đảng. Lãnh đạo Đảng, Đoàn các cấp, chính quyền, các đoàn thể cần cộng đồng trách nhiệm, làm tốt công tác thanh niên. Các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng cần đổi mới trong cách nhìn nhận đánh giá thanh niên. Từ đó, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và đề ra các chương trình kế hoạch, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên nhằm tạo ra một đội ngũ thanh niên – những chủ nhân tương lai trưởng thành qua phong trào học tập, tu dưỡng rèn luyện và nghiên cứu khoa học. Cần phải tin tưởng vào trí tuệ và khả năng sáng tạo, sáng kiến và sự nhiệt tình năng nổ của thanh niên. Tuy nhiên muốn tập hợp thanh niên tham gia vào các hoạt động trên phải có tổ chức Đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên. Thông qua phong trào thanh niên tổ chức Đoàn trưởng thành và lớn mạnh và ngược lại tổ chức Đoàn vững mạnh sẽ tạo động lực thúc đẩy phong trào thanh niên lên tầm cao mới. Đoàn là đội dự bị tin cậy, đồng thời là tổ chức quần chúng đặc thù của Đảng do đó các cấp ủy đảng cần nhận thức được rằng với chức năng là đội dự bị của Đảng, thì sự phát triển, triển thành của Đoàn cũng là sự phát triển trưởng thành của Đảng trong tương lai.
     
    Thứ năm, bản thân thanh niên tự nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của mình từ đó xác định nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội.
     
    Đảng ta đã nhận định: “Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn…”
     
    Tuy nhiên, “Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự tác động của môi trường sống, đề cao cái tôi của mình, đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, đòi hỏi nhiều mà cống hiến thì ít. Những người này quên rằng, Bác Hồ đã từng dạy: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà".
     
    Trước những thuận lợi và khó khăn, thanh niên Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng, trau dồi bản lĩnh đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên làm chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. trước nhân dân. Đây chính là thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên hiện nay.
    http://dangbo.hcmute.edu.vn/news/Sinh-hoat-Tu-tuong/Nhan-thuc-ve-vi-tri-vai-tro-cua-thanh-nien-va-cong-tac-thanh-nien-trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-36/#.UsLF_tJdWcE
    lyhoaanhminh-to8
    lyhoaanhminh-to8
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 66
    Reputation : 0
    Join date : 28/01/2011
    Age : 31
    Đến từ : TPHCM

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by lyhoaanhminh-to8 31/12/2013, 20:51

     Very Happy BÀI BÁO 10:


    20 hoạt động tiêu biểu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2007-2012
    Đã viết vào 11 Tháng 12, 2012 lúc 9:17
    Trong 5 năm vừa qua, các hoạt động do TW Đoàn tổ chức đã có nhiều đổi mới, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, thanh niên trên cả nước.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012-2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14/12/2012. Đại hội đã thu hút 1.000 đại biểu từ khắp nơi trên cả nước về tham dự với đủ mọi thành phần dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, doanh nhân, trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… Hiện nay, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, ĐH chính thức bước vào làm việc tại Hà Nội.
    Trong thời gian chuẩn bị cho ĐH, Đoàn TN cũng đã tổ chức các cuộc họp bàn, nhìn nhận, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động trong nhiệm kỳ 2007-2012 từ cấp cơ sở cho đến cấp cao nhất.
    Sau đánh giá, Đoàn đã chỉ ra những lợi điểm cũng như vấn đề còn tồn tại của các phong trào thanh niên trong nước. Từ đó, những người làm công tác Đoàn nhất trí rằng chỉ những hoạt động gắn liền với thực tiễn, lôi kéo được đoàn viên, thanh niên mới cơ hiệu quả thực tiễn.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Tai-nang-tre10 tài năng trẻ được trao giải thưởng KHCN thanh niên “Quả cầu Vàng” 2012 (10/11/2012)
    Chặng đường 5 năm qua, hoạt động Đoàn đã đạt được những kết quả nhất định với các phong trào như:
    1. Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”
    Hoạt động này là sự cụ thể hoá cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động. Cuộc vận động được thực hiện sáng tạo và hiệu quả, trở thành nội dung xuyên suốt, định hướng công tác giáo dục của Đoàn trong cả nhiệm kỳ.
    2. Cuộc thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ”
    Là cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được tổ chức 2 năm một lần kể từ năm 2001 do Thành đoàn TP.HCM phát động nhằm tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên, học sinh các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp chuyên nghiệp.
    Đến nay, cuộc thi đã trở thành hoạt động thường niên, thiết thực và nhận được sự ủng hộ, tham gia sôi nổi, có hiệu quả của đông đảo đoàn viên, thanh niên và sinh viên, học sinh các tỉnh trong khu vực và tại TP.HCM.
    3. Hoạt động giáo dục truyền thống của Đoàn gắn với các sự kiện lịch sử
    Các hoạt động giáo dục truyền thống được tập trung đẩy mạnh triển khai nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, của Đoàn, Hội, Đội. Nét mới là trong mỗi đợt sinh hoạt giáo dục truyền thống lớn đều có chủ đề, chủ điểm nên hoạt động được triển khai tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
    4. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa và tri ân các anh hùng, liệt sĩ
    Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” , “Uống nước nhớ nguồn”, đã được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền các địa phương phối hợp chỉ đạo , tổ chức thực hiện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ.
    Nhiều hoạt động được duy trì, tổ chức thường xuyên nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, dân tộc như: Thăm hỏi tặng quà, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ; tu sửa, chỉnh trang, làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ; hành trình về nguồn, đến với địa chỉ đỏ, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ….
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Hien-mauHiến máu cứu người, một trong những hoạt động nổi bật, giàu tính nhân văn của Đoàn viên, thanh niên trong những năm vừa qua.
    5. Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương
    Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (Khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển của Việt Nam đến 2020″.Hành trình đã đưa nhiều đoàn viên, thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ tiêu biểu đến với Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: thăm hỏi, tặng quà, giao lưu văn hoá văn nghệ, tổ chức các hoạt động thể thao với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên các đảo….
    6. Tuổi trẻ chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
    Lễ hội đường phố và Chương trình văn hoá nghệ thuật của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra trong dịp kỷ niệm, đặc biệt là trong ngày thứ Tám của Đại lẽ (8/10/2010). Bao gồm nhiều hoạt động lớn như: chương trình đồng diễn thanh thiếu nhu “Chào Thăng Long nghìn năm toả sáng”, cuộc thi vẽ tranh “Tôi yêu Hà Nội”, cuộc thi “Tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”…
    7. Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
    Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” do TW Đoàn phát động, đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, thiếu nhi tham gia đã khơi dậy tinh thần yêu quê hương, đất nước, tạo môi trường để bồi dưỡng, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc tham gia phát triển kinh tế – xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an tự, an toàn xã hội. Qua 4 năm triển khai thực hiện có hiệu quả, chương trình đã tạo dấu ấn sâu đậm, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của tổ chức Đoàn – Hội – Đội.
    8. Chương trình “Khi tôi 18″
    Chương trình “Khi tôi 18″ do Ban Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động trong các trường THPT nhằm góp phần giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, hỗ trợ trang bị kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kĩ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, vị thành niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi; đồng thường thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện trong thanh niên học sinh bậc THPT; là sân chơi bổ ích, thiết thực cho thanh niên, vị thành niên thể hiện ước mơ, hoài bão, năng khiếu, tài năng, niềm tự hào, ý thức trách nhiệm và sự tham gia đóng góp với cộng đồng, xã hội.
    Thông qua chương trình vai trò tổ chức đoàn trong trường học được củng cố, tạo sức thu hút và tập hợp thanh niên; hơn hết những kiến thức mà chương trình mang lại thực sự là hành trang quý báu để các em trở thành người công dân có ích.
    9. Các hoạt động tôn vinh tấm gương điển hình tiên tiến
    Nghị quyết ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ IX xác định việc phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến là một trong bốn vấn đề quan trọng nhất của công tác giáo dục. Thực hiện tinh thần đó, nhiệm kỳ qua, các cấp bộ đoàn tiếp tục phát triển các phong trào thi đua yêu nước, qua đó phát hiện, tuyên dương hơn 58.000 tập thể và 1 triệu cá nhân điển hình “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”; hàng triệu mô hình, công trình, phần việc thanh niên các cấp.
    Hai điểm nhấn trong công tác tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến trong nhiệm kỳ IX là triển khai cuộc vân động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” và chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Tiep-suc-mua-thiTình nguyện tiếp sức mùa thi – Một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa và nhận được sự ủng hộ của người dân cả nước, sự tham gia tích cực của các bạn trẻ.
    10. Năm thanh niên 2011
    Triển khai Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã tổ chức có hiệu quả các nội dung hoạt động của Năm thanh niên 2011.
    Các hoạt động trong Năm thanh niên đã tạo không khí sôi nổi, động lực mới cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; thể hiện tính hành động cao, thu hút đông đảo thanh niên hào hứng tham gia. Mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên đều thể hiện sự nỗ lực để có hành động cụ thể, thiết thực, hướng về chăm lo cho cơ sở, đặc biệt là thể hiện sự say sưa tâm huyết, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ Đoàn…
    11. Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung ta xây dựng nông thôn mới”
    Cuộc vân động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” nhằm cụ thể hoá nội dung phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng TW phát động.
    Đến nay, cuộc vận động đã và đang được triển khai thực hiện sâu rộng ở các cấp bộ Đoàn, huy động đông đảo đoàn viên, thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong tuổi trẻ, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, gắn liền với Cuộc vận động, các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được chỉ đạo thực hiện đồng loạt, xuyên suốt.
    12. Tuổi trẻ tình nguyện vì an sinh xã hội
    Các hoạt động của tuổi trẻ tình nguyện vì an sinh xã hội hằng năm đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, đơn vị và đã được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình, phần việc của thanh niên tham gia phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết những vấn đề cụ thể tại các xã nghèo, huyện nghèo trong cả nước. Các hoạt động ngày càng khẳng định vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    13. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm”
    Qua 4 năm triển khai, đề án đã tạo được những dấu ấn và kết quả nhất định trong việc Đoàn TN tham gia tuyên truyền, thực hiện các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Sự nhìn nhận và đánh giá về vai trò của Đoàn TN trong thực thi chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm đã được nâng cao; nhận thức và hành động của cán bộ Đoàn về nghề nghiệp việc làm đã có những chuyển biến tích cực.
    14. Cuộc vân động “Thanh niên với văn hoá giao thông”
    Được triển khai từ năm 2008, đến nay cuộc vận đông “Thanh niên với văn hoá giao thông” đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng triệu lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi, tạo khí thế và nhiệt huyết mới cho hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tuổi trẻ cả nước.
    Cuộc vân động đã trở thành hướng tiếp cận mới của Đoàn, Hội trong công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, bước đầu góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ Việt Nam trong việc xây dựng các cử chỉ, hành vi đẹp trong tham gia giao thông và trong đời sống thường ngày của thanh thiếu nhi.
    15. “Festival sáng tạo trẻ”
    Là hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát hiện và xây dựng đội ngũ nhân tài đáp ứng nhu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Festival cũng đã động viên, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có các đề tài, ý tưởng sáng tạo, sáng kiến hay áp dụng trong học tập, lao động sản xuất.
    16. Chương trình “Khi Tổ quốc cần”
    Chương trình được thực hiện định kỳ, dài hạn tại nhiều địa phương trên cả nước, thông qua nhiều hình thức hoạt động xã hội, xây dựng các công trình, phần việc thanh niên… Ngoài đem lại các phần việc cụ thể có ý nghĩa thực tiễn với xã hội, với cộng đồng, chương trình còn góp phần thắp sáng ước mơ cho thế hệ trẻ vững bước trong cuộc sống, học tập, lao động và công tác, từ đó có nhận thức đúng đắn về vai trò của mỗi cá nhân trong tiến trình phát triển đất nước.
    17. Các hoạt động đối ngoại thanh niên có ý nghĩa chính trị quan trọng
    Tổ chức thành công các hoạt động chính trị đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn nhất từ trước đến naynhư: Các hoạt động hưởng ứng Năm hữu nghị Việt – Trung 2010, Năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào 2012, Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012, Festival thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng thanh niên ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng thanh niên ASEAN + 3, diễn đàn thanh niên ASEAN + 3.
    18. Dự án “Tuyển chọn 600 tri thức trẻ ưu tú về làm Phó Chủ tịch xã”
    Các hoạt động đưa trí thức trẻ về công tác tại vùng sâu, vùng xa tiếp tực được TW Đoàn và các tỉnh thành đoàn quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện bằng nhiều chương trình,dự án cụ thể, mang ý nghĩa và hiệu quả cao trong công tác đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ trẻ, trong tham gia phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nghèo, khó khăn.
    19. Các hoạt động tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ
    Cùng với các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và thanh niên nói riêng nhằm xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất; tuyên truyền giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; vận động thanh niên tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội và nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tín đồ làm giàu chính đáng; trên 3 triệu thanh nên các dân tộc thiểu số và gần 6 triệu thanh niên tín đồ tôn giáo đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước; cùng với thanh niên cả nước tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, xung kích, tình nguyện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
    20. Chương trình “Đêm hội trăng rằm”
    Thông qua sự chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đoàn, “Đêm hội trăng rằm” được tổ chức đồng loạt vào tối 14 tháng 8 âm lịch từ khắp các thôn, bản, xóm phố đến các xã, phường, thị trấn và quy mô lớn hơn là cấp huyện, tỉnh. Nhiều hoạt động tập trung hướng tới các em thiếu nhi tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các em thiếu nhi sống trong các ngôi nhà mở, mái ấm tình thương, các trung tâm bảo trợ xã hội, các trường nội trú, các trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
    Không chỉ dừng lại trong phạm vi của tổ chức Đoàn, tình cảm và hành động của tuổi trẻ đã tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút đông đảo các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và toàn thể xã hội tham gia chăm sóc, tạo điều kiện vui chơi giải trí cho thiếu nhi.
    Dantri
    lyhoaanhminh-to8
    lyhoaanhminh-to8
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 66
    Reputation : 0
    Join date : 28/01/2011
    Age : 31
    Đến từ : TPHCM

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by lyhoaanhminh-to8 31/12/2013, 20:55

     Very Happy BÀI BÁO 11:

    Quận Phú Nhuận - Tuyên dương gương điển hành đạt danh hiệu Thanh niên sống đẹp, sống có ích" năm 2013


    Trong không khí tuổi trẻ cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 57 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2013), 31 năm Ngày truyền thống Thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí Minh (15/10/1982 – 15/10/2013); hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – vị Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đầu tiên (01/10/1914 – 01/10/2014) và kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng – Người Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đầu tiên (20/10/1914 – 20/10/2014), ngày 31/10/2013, Ban Thường vụ Quận Đoàn - Ủy ban Hội LHTNVN Quận Phú Nhuận long trọng tổ chức Lễ tuyên dương gương thanh niên “Sống đẹp, sống có ích” – Năm 2013. Đến tham dự có chị Trần Thu Hà - Ủy viên Ban Thư ký, Chánh văn phòng Hội LHTN Thành phố; chị Nguyễn Thị Thu Thảo – Quận ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Quận ủy; anh Trần Nguyễn Quang Hiển – Quận ủy viên, Bí thư Quận Đoàn, Chủ tịch Hội LHTNVN Quận và hơn 300 bạn đoàn viên, hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn – Hội cùng về tham dự
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 995889_689062494440030_2110783763_n

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 1395430_689062507773362_638124678_n

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 1391453_618121991573731_1702831492_n
    [color]
    Trong buổi lễ, các bạn đoàn viên, hội viên, thanh niên đã được nghe ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, những cống hiến của thế hệ thanh niên đi trước. Với truyền thống đó, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đoàn Thanh niên – Hội Liên hiệp Thanh niên Quận và toàn cơ sở Đoàn – Hội đã có nhiều nỗ lực chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và sáng tạo trong các phong trào xung kích, tình nguyện, học tập, rèn luyện; tổ chức nhiều hoạt động thiết thức đem đến nhiều lợi ích cho cơ sở và thanh niên trong quận, đặc biệt là thanh niên nghèo, khó khăn ở địa bàn dân cư như: hỗ trợ tạo điều kiện thanh niên học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, có tri thức, kỹ năng, việc làm, vay vốn mưu sinh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống thanh niên,… Qua các phong trào, vai trò thanh niên của tổ chức Đoàn – Hội được khẳng định. Cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên nhiệt tình, sôi nổi đóng góp cho các hoạt động phong trào tại địa phương, tư tưởng nhận thức có nhiều chuyển biến, sẵn sàng dấn thân và được xã hội ghi nhận, góp phần xây dựng phong trào Đoàn – Hội quận nhà ngày càng vững mạnh. Đồng thời, ban tổ chức đã mời 03 gương thanh niên tiêu biểu “Sống đẹp, sống có ích” trong thời gian qua để giao lưu, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cùng các bạn đoàn viên, hội viên, thanh niên; họ là những tấm gương đã có nhiều cống hiến và đóng góp cho xã hội, địa phương và đặc biệt là cho tổ chức Đoàn – Hội. Ngoài ra, ban tổ chức đã tổ chức liên hoan văn nghệ; với hơn 15 tiết mục đến từ các cơ sở Đoàn – Hội trên địa bàn quận đã góp thêm không khí rộn ràng, tươi vui cho chương trình.
    Trong không khí trang trọng của buổi lễ, Ban Thường vụ Quận Đoàn – Ủy ban Hội LHTNVN Quận đã trân trọng tuyên dương 30 gương thanh niên tiêu biểu và 200 giấy chứng nhận thanh niên – công nhân “Sống đẹp, sống có ích” – Năm 2013. Đây là những tấm gương điển hình trong tuổi trẻ quận nhà, những thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, Người con hiếu thảo, Thủ lĩnh thanh niên tiêu biểu, Thanh niên tiến bộ và các gương tiêu biểu trong phong trào bảo vệ Tổ quốc.
    [/color]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 1452491_10201679334078719_698985187_n

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 1381553_689062504440029_1379219755_n

     
    [color]
    Những kết quả tích cực đạt được trong lao động, học tập của các bạn đoàn viên, hội viên, thanh niên sẽ tiếp tục viết tiếp truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Phú Nhuận, góp phần trau dồi lý tưởng cách mạng, bồi đắp niềm tin cho thế hệ trẻ hôm nay vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và thế hệ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên đã chọn xứng đáng với lời dặn dò của Bác: “Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, để mình làm chủ mai sau”
     
    [/color]
    Thanh Trí

    lyhoaanhminh-to8
    lyhoaanhminh-to8
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 66
    Reputation : 0
    Join date : 28/01/2011
    Age : 31
    Đến từ : TPHCM

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by lyhoaanhminh-to8 31/12/2013, 20:57

    BÀI BÁO 12:


    Gương cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên tiêu biểu xuất sắc trong công tác và phong trào của tuổi trẻ toàn quận
     
    Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Gò Vấp lần thứ IX có 170 đại biểu chính thức, là những cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên tiêu biểu xuất sắc trong công tác và phong trào của tuổi trẻ toàn quận. Với những thành tích cống hiến đáng trân trọng, đặc biệt các bạn đều là những gương điển hình học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy. Ban Biên tập Bản tin đã có cuộc trò chuyện với 3 đồng chí trong số các đại biểu dự Đại hội.
    Sẽ luôn là cán bộ Đoàn dù ở bất cứ đâu và cương vị công tác nào

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 87nguyen%20hjoang%20minh%20thu%20(180%20x%20245) 
    [font]

    Nữ cán bộ Đoàn “lâu năm” - Nguyễn Hoàng Minh Thư sinh năm 1981. Được biết, 16 tuổi Minh Thư vào Đoàn, 25 tuổi vào Đảng. Và từ tháng 3/2003 đến 3/2012, Minh Thư làm gần như hết các chức danh của tổ chức Đoàn cấp quận: ban đầu là cán bộ Văn phòng Quận Đoàn, rồi Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Công nhân - lao động, Trưởng Ban tư tưởng - văn hóa, Trưởng Ban an ninh quốc phòng - địa bàn dân cư và sau hết là Trưởng Ban tổ chức Quận Đoàn. Thời điểm này, Minh Thư đã được Quận ủy điều động về làm cán bộ Ban tổ chức Quận ủy (4 tháng nay) nhưng bạn vẫn còn giữ một chức danh của Đoàn: Ủy viên Ban Thường vụ Quận Đoàn nhiệm kỳ VIII. Trong niềm vui tiếp tục là một đại biểu của Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Gò Vấp nhiệm kỳ IX, Minh Thư nói: “Dù tới đây có hết tuổi Đoàn, Minh Thư vẫn muốn sống và làm việc như một nữ cán bộ Đoàn, dù ở bất cứ đâu và cương vị công tác nào được giao”.
    Nói và cười tươi, trong đôi mắt bạn, tôi gặp một ngọn lửa nhiệt tình tuổi trẻ. Ngọn lửa ấy luôn sáng trong suốt thời gian sống cho Đoàn, làm công tác Đoàn 9 năm (trải qua gần 3 nhiệm kỳ VI, VII, VIII) ngay khi rời ghế trường phổ thông… Vẫn vừa làm việc vừa học, Minh Thư cũng đã kịp hoàn tất thêm Trung cấp Hành Chính - Lý luận chính trị, và nay sắp tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội nhân văn - ngành Lịch sử Đảng. Minh Thư bảo, cái “Bằng” mà bạn thích nhất, tự tin nhất là 9 năm bạn sống trong công việc ở trụ sở Quận Đoàn, được liên hệ công tác với khắp các cơ sở Đoàn toàn quận và Thành phố, được hòa mình vào các đợt hoạt động “trọng điểm” của phong trào Đoàn như Hội trại tòng quân “Tuổi trẻ giữ nước”, chủ đề an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị, các đợt đi vớt bèo, dọn rác, khơi thông lòng kênh trong các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hoa phượng đỏ… Được có tên trong các danh sách đi hỗ trợ xã nghèo, đến với các bạn thanh niên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hoặc ở vùng sâu vùng xa, đi thăm các trường cai nghiện, tiếp nhận các bạn tái hòa nhập cộng đồng về sinh hoạt trong các Câu lạc bộ… Hầu hết mọi công tác và phong trào của tuổi trẻ từ quận đến cơ sở đều có Minh Thư tận tâm và tận lực. Bạn đã được nhận nhiều khen thưởng, trong đó có Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn, được Quận ủy tuyên dương gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được UBND quận khen thưởng thành tích trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình chiến lược thanh niên (2002-2012).
    Một nguyện vọng Minh Thư muốn gửi gắm Đại hội là thanh niên muốn làm tốt hơn công tác - phong trào Đoàn thì các bạn phải thật sự yêu Đoàn, chú ý học tập kinh nghiệm, kỹ năng công tác của các cựu cán bộ Đoàn. Mong muốn ấy của người nữ cán bộ Đoàn rất đáng trân trọng.
    Hạnh phúc được là cán bộ Đoàn
    Bạn Nguyễn Minh Hoàng - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 10 năm nay 24 tuổi, cũng đã có “thâm niên” công tác Đoàn 9 năm (từ 2003 bắt đầu từ Chi đoàn Khu phố). Lúc ấy Hoàng 15 tuổi - đoàn viên trẻ nhất, cùng theo các anh chị đoàn viên của khu dân cư tham gia mọi hoạt động phong trào, xây dựng khu phố văn hóa, xây dựng Chi đoàn cơ sở vững mạnh… Hoàng càng làm càng thấy yêu thích công việc Đoàn bởi những việc ấy gần gũi với khát vọng của tuổi trẻ. Hai chữ “cống hiến” càng dần lớn mạnh trong ý thức của bạn.

    [/font]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Nguyen%20minh%20hoang%20(180%20x%20241)
    [font]

    Năm 2004, Hoàng là Chi hội trưởng Chi hội thanh niên, bằng khả năng sáng tạo và năng động đã quy tụ hầu như hết số thanh niên ở khu dân cư tham gia sinh hoạt thường xuyên, đóng góp tích cực vào mọi phong trào Đoàn - Hội cấp Phường và Quận tổ chức. Chú trọng tập hợp các bạn chậm tiến, quan tâm việc học - việc làm của các bạn có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo cho các bạn nhập cư, làm ăn xa gia đình, hỗ trợ vốn vay, thậm chí lo vận động kinh phí cho các căn nhà tình bạn, cho các hoạt động từ thiện… Hoàng đều đi đầu làm và khích lệ các bạn làm theo. Mỗi lần đi phát quang bụi rậm, đi phát loa, phát tờ rơi tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị... Hoàng hòa mình với các bạn, vất vả nhưng Hoàng thấy hạnh phúc. Những kinh nghiệm, sáng kiến mới của bạn (cũng là xuất phát từ việc chịu khó lắng nghe nguyện vọng chính đáng của các bạn đoàn viên thanh niên mà nảy ra) luôn được Đảng ủy, Ban chấp hành Đoàn Phường, cấp ủy Khu phố khích lệ, cho nhân rộng. Từ đó, các Chi đoàn - Chi hội bạn trong Phường dần lớn mạnh theo, góp phần cho phong trào Đoàn Phường nói chung vững mạnh hơn qua mỗi năm và không chỉ được tuyên dương cấp Quận mà còn cả ở cấp Thành phố trong nhiều năm liền. Hoàng bày tỏ cảm xúc tự hào: “Ở Phường 10, tuổi trẻ luôn được Đảng - chính quyền quan tâm bồi dưỡng, giáo dục truyền thống và tạo mọi điều kiện phát huy, vì thế mà các thế hệ đoàn viên thanh niên địa phương luôn nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với truyền thống, niềm tin ấy”. Năm 2008, Hoàng đã được giao đảm nhiệm Phó Bí thư Đoàn Phường. Tháng 3/2012, tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 10 nhiệm kỳ 2012-2017 (Đại hội lần đầu tiên bầu trực tiếp chức danh Bí thư Đoàn Phường), Hoàng được bầu chọn với tỷ lệ tín nhiệm 100% và cũng là Bí thư Đoàn Phường trẻ nhất của quận qua Đại hội cấp cơ sở. Uy tín, năng lực, phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ Đoàn đã giúp Hoàng trưởng thành nhanh chóng, vững vàng nhận nhiệm vụ người đứng đầu của một Đoàn cơ sở luôn có truyền thống hoạt động mạnh nhất nhì quận. Trước đó, tháng 6/2011, Hoàng đã vinh dự trở thành đảng viên cộng sản.
    Đến với Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Gò Vấp lần thứ IX, Trưởng đoàn đại biểu Đoàn Phường 10 Nguyễn Minh Hoàng mong muốn tổ chức Đoàn đã cho Hoàng được lớn lên, trưởng thành như hôm nay, sẽ tiếp tục là người bạn của các thế hệ tuổi trẻ, dìu dắt các bạn vững bước lên Đoàn và xứng đáng là đội dự bị của Đảng. Đoàn sẽ có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa, gần gũi hơn nữa với nhu cầu chính đáng của thanh niên, như đảm bảo việc học, việc làm, tạo nhiều cơ hội cho các bạn được cống hiến và phát huy sáng tạo, để mỗi cơ sở Đoàn thực sự là hạt nhân chính trị, nòng cốt, mỗi đoàn viên thanh niên cộng sản khẳng định vai trò, trách nhiệm với đất nước ngay từ những việc của chính địa phương mình.
    Không có việc gì khó
    Tháng 5 vừa qua, nhân kỷ niệm 122 năm sinh nhật Bác Hồ, Phạm Trung Hiếu - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Phường 12 vinh dự là 1 trong số 2 cán bộ Đoàn ưu tú nhất quận được Trung ương Đoàn trao tặng danh hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo Bác”, được Quận ủy tặng Giấy khen gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đợt 19/5/2012. Những thành tích của tập thể cũng rất nổi bật, Đoàn Phường 12 đã 2 năm nay luôn sát cánh với Đoàn Phường 10 giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu thi đua hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn quận.

    [/font]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 87pham%20trung%20hieu%20(180%20x%20244)
    [font]

    Với tuổi trẻ Phường 10, thành tích ấy là sự phấn đấu bền bỉ, dẻo dai, có truyền thống vững mạnh từ nhiều năm. Còn với Phường 12, đó là sự “bứt phá” kỳ diệu, bởi sự gập ghềnh, khó khăn của một địa bàn vốn quá tải nhiều mặt (vì đông dân, trong đó có hơn một nửa là người nhập cư - do vậy mà thanh niên nhập cư cũng đông theo, lại chủ yếu sống trong các phòng thuê nên cũng luôn biến động nơi cư trú…). Từ đầu năm 2007, Phường được chia tách để giảm số dân, nhưng các tổ chức hệ thống chính trị cũng gặp phải “khởi đầu nan” do thành lập mới… Tổ chức Đoàn nơi đây không nằm ngoài những khó khăn đó, nhân sự cán bộ Đoàn luôn thay đổi và thực tế là mất mấy năm, Đoàn cấp trên đánh giá Phường 12 xếp loại đơn vị trung bình, thậm chí có năm ở vị trí 15/16 Phường. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi địa phương luôn bộn bề lo toan, đội ngũ Ban chấp hành luôn trăn trở: làm sao để giữ vững và phát triển? Phạm Trung Hiếu những khi đó là chiến sĩ dân quân thường trực của Ban chỉ huy Quân sự Phường, cũng là Bí thư Chi đoàn dân quân (từ 2005 và luôn nỗ lực duy trì đơn vị vững mạnh của Đoàn Phường), đã mạnh dạn tham gia góp ý, đồng thời tích cực đi tìm hiểu nguyện vọng thanh niên ở các khu dân cư. Tranh thủ công tác quân sự thường xuyên đi cơ sở nắm địa bàn, Hiếu đã nhận định được tình hình tâm tư và nhu cầu chính đáng của các bạn đoàn viên khu phố, tham mưu cho Thường vụ Đoàn Phường có giải pháp thích hợp, khơi gợi tinh thần xung kích của tuổi trẻ vào các phong trào thiết thực. Dần dần, Hiếu càng say sưa hơn với công việc của tập thể Đoàn Phường, mỗi lần Chi đoàn dân quân tham gia vệ sinh môi trường, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, gìn giữ trật tự đô thị, an toàn giao thông… vai trò gương mẫu, tích cực xông pha, không nề hà ngại khó, ngại khổ của Hiếu được các bạn nể trọng và hăng hái làm theo… Hiếu được tín nhiệm chuyển sang cơ quan khối đoàn thể, làm Phó Bí thư Đoàn Phường (từ đầu năm 2010). Từ chỗ cả Phường chỉ còn 5/19 Chi đoàn Khu phố, cuối năm 2010 đã phủ kín đều khắp và cũng từ kết quả này, Phường 12 bước lên tốp đầu đơn vị xuất sắc của phong trào Đoàn toàn quận, giữ vững cho đến nay. Năm 2011, bạn còn vinh dự được kết nạp Đảng ở tuổi 24.
    Phạm Trung Hiếu ít muốn nói về mình, chỉ luôn đề cập đến câu chuyện làm sao để xã hội bớt đi số thanh niên chậm tiến, bớt đi những tệ nạn xã hội đang từng giờ tác động đến thế hệ trẻ, làm sao để tổ chức Đoàn gần gũi hơn nữa với các bạn, có những giải pháp căn cơ cho công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi bền vững, không ngừng phát triển. Giản dị, mộc mạc, Hiếu tâm sự: “Cảm nhận rõ nhất trong tim là Hiếu rất yêu tổ chức Đoàn và Hiếu thấy xung quanh có rất nhiều bạn trẻ cũng thế, tất cả đã, đang và sẽ luôn tập hợp xung quanh lá cờ truyền thống của Đoàn để được tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha anh, cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dạy: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên!”.
    Giữ vững nét đẹp người cảnh sát giao thông trong lòng nhân dân

    [/font]
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 57vo%20ngoc%20yen%20(180%20x%20252)
    [font]

    Đó là tâm niệm luôn đau đáu trong suy nghĩ của Trung úy cảnh sát giao thông Võ Ngọc Yên -  Chi ủy viên - Bí thư Chi đoàn Đội cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh thuộc Đoàn cơ sở Công an quận. Công tác chuyên môn hàng ngày của anh là kiểm tra thực tế xe, đối chiếu gốc hồ sơ nơi khác chuyển đến, tiếp nhận hồ sơ cấp biển số, đăng ký mới… Công việc nhiều nhưng anh luôn khắc phục khó khăn, tận tụy công tác, không để xảy ra thiếu sót và sai phạm quy trình công tác, không để tồn đọng hồ sơ, không nề hà, hòa nhã, giải thích tận tình những trường hợp người dân chưa hiểu rõ quy định. Anh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn kỹ càng quy trình cho dân khi đến làm thủ tục đăng ký, không để người dân đi lại nhiều lần.
    Thực hiện cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ” gắn liền với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, anh đã cùng bộ phận đăng ký xe và xử lý vi phạm hành chính - xử lý tai nạn giao thông chủ động đề xuất phương hướng cải cách hành chính, bố trí công việc hợp lý, đảm bảo rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho dân đúng quy trình công tác của lực lượng cảnh sát giao thông, góp phần cho toàn Đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ gìn hình ảnh đẹp về người chiến sĩ cảnh sát giao thông trong lòng mọi người. Năm 2011, anh được khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố.
    [/font]
     

     

    Phương Hoa

    Nguyen Hoai Thu_2
    Nguyen Hoai Thu_2
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 10
    Reputation : 1
    Join date : 19/05/2013

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by Nguyen Hoai Thu_2 1/1/2014, 22:10

    Đâu là mẫu hình thanh niên thời đại mới?


    Thanh niên thời đại mới: Một cái đầu lạnh - Một trái tim nóng - Một bàn tay vàng.
    Mẫu hình nhân cách cần đảm bảo tối thiểu 2 tiêu chí:
    Một là: Phù hợp thực tế của xã hội hiện tại và yêu cầu của xã hội tương lai. Khi đó, mẫu hình nhân cách ấy mới có thể làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của đoàn tàu xã hội.
    Hai là: Có thể giúp bản thân người thanh niên thích nghi với những cái mới của thời đại & phát triển vươn lên trong xã hội đó.
    Một mẫu hình thanh niên không nên quá lý tưởng, vì vừa khó thực hiện vừa không thu hút thanh niên. Mẫu hình thanh niên cũng không nên là sự chắp ghép ngẫu nhiên những năng lực, tính cách để tạo thành một mô hình manh mún. Một mẫu hình tương đối đầy đủ sẽ bao hàm các nét vẽ chính sau (xem bảng dưới đây).
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Phac-thao-1
    Ảnh: Hiển Cừ
    Trong đó, kỹ năng mềm và kỹ năng sống tùy thuộc vào môi trường làm việc và hoàn cảnh sinh sống của mỗi người. Tuy nhiên, có thể phác thảo một vài “mẫu số chung” về kỹ năng mà hầu như tất cả các lĩnh vực đều cần:
    Kỹ năng mềm: Kỹ năng tự học suốt đời: Xã hội liên tục vận động, con người cũng phải vận động theo. Nếu không, thanh niên sẽ là người giậm chân tại chỗ trên dòng nước ngược. Đây là kỹ năng cơ bản nhất nhằm đảm bảo có thể nâng cao khả năng làm việc liên tục, hiện đại suốt đời.
    Kỹ năng tư duy sáng tạo: Trong xã hội thông tin trước đây, thông tin là sức mạnh, ai nắm thông tin người đó có khả năng chiến thắng. Nhưng xã hội hiện đại là một xã hội “phẳng” về thông tin và mọi mặt, trong xã hội phẳng đó, ai tạo được sự khác biệt, người đó mới là người chiến thắng. Hơn nữa, con người không chỉ vận động theo bước tiến của xã hội mà còn phải đi trước một bước để kéo theo xã hội đó phát triển. Khi ấy, thanh niên cần sáng tạo chứ không chỉ biết tái tạo, cần sáng chế sản phẩm để dùng chứ không chỉ biết cách dùng sản phẩm hiện có.
    Kỹ năng hợp tác: Xã hội hiện đại ngày càng đi theo hướng hợp tác. Một sản phẩm nhỏ cũng cần đến sự hợp tác lớn. 1 thì chỉ là 1, nhưng 1 + 1 + 1 + 1 + 1 thì kết quả có thể bằng 6, bằng 7 thậm chí bằng 10. Đó là phương thức làm việc để phát huy tổng lực của quần thể (ngày xưa) và phát huy tổng lực của cả loài người (ngày nay). Đó cũng chính là kỹ năng trong xã hội mà ngày càng mang tính toàn cầu, tính quốc tế.
    Kỹ năng sống: Kỹ năng khám phá bản thân và hoạch định cuộc đời: Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Để sống được và cao hơn nữa là sống tốt, thanh niên cần phải hiểu rõ bản thân mình: những khả năng mình đang có, tiềm năng mình có thể có, điểm yếu của bản thân, sở thích hứng thú của bản thân, mơ ước của bản thân. Từ đó, mới tìm ra được mảnh đất để ứng dụng sở trường, mới phát triển mình và đóng góp cho xã hội. Biết mình là ai, biết mình sống để làm gì, biết mình sống bằng cách nào - ba câu trả lời đó nếu thanh niên không trả lời được, cuộc sống sẽ là mù quáng, là buồn chán, là tầm thường, sẽ tạo ra một xã hội sống mù quáng, một xã hội nhạt nhẽo, một xã hội tầm thường.
    Kỹ năng giao tiếp: Không ai có thể sống một mình, thế nên đây là kỹ năng nền tảng mà thời đại nào cũng phải có, dù là cổ hay kim. Tuy nhiên, mỗi người là một bản chính không có bản photocopy, chúng ta khác nhau đến từng sợi tóc. Thế nên cần phải học cách để hòa hợp nhau trong cuộc sống, học cách để mềm mại khi có sự khác nhau về quan điểm, về lối sống. Có kỹ năng giao tiếp thì sống đẹp với nhau, sống văn minh với cộng đồng, sống hòa bình với người khác không phải là quá khó khăn.
    Kỹ năng ứng phó với cuộc sống: Cuộc sống không bao giờ là hoàn toàn như ý, cuộc đời sẽ có phím trắng phím đen, nốt trầm nốt bổng. Cuộc sống hiện tại càng mang đến cho mỗi người nhiều thử thách và biến động. Thế nên, khi đứng trước những thất bại đầu đời, những thử thách giữa đời, thay vì quỵ ngã, đầu hàng, chịu thua, cần biết cách làm sao để vượt qua và dùng nó làm bàn đạp để ta bước lên phía trước. Đây là kỹ năng giúp thanh niên sống bản lĩnh, sống vươn lên.
    Tay nghề cao: Xã hội ngày nay là một xã hội thực hành, tay nghề là yếu tố sống còn quyết định kết quả của lao động. Xã hội hiện đại không cần những thanh niên chỉ có lý thuyết, mà còn phải biết thực hành, biết tạo ra sản phẩm.
    Yêu làm việc là “tinh thần mẹ” sẽ nảy sinh ra các thái độ cần có khác trong quá trình công tác. Nếu đã yêu làm việc thì tinh thần ham học hỏi, tinh thần cầu tiến hay tinh thần trách nhiệm sẽ nảy sinh.
    Yêu con người cũng là một dạng “tinh thần mẹ”. Khi chúng ta yêu người thì sự thân thiện, tinh thần tình nguyện, nhân ái, yêu nước yêu đồng bào và các thái độ tích cực đối với người khác cũng sẽ tự nảy sinh.
    Kiến thức chuyên môn hiện đại: Đó không chỉ là kiến thức của nhà trường mà còn là kiến thức thực tế, phải tự cập nhật liên tục suốt đời. Kiến thức chuyên môn hiện đại là nền tảng để có suy nghĩ hiện đại, từ đó lao động tiên tiến, hợp thời.
    Thế giới quan khoa học: Đó là cách nhìn nhận đúng về cuộc sống. Đó chính là bản lĩnh chính trị, là cách nhìn duy vật biện chứng về xã hội, về cuộc sống. Đã đến thời đại của khoa học, chỉ khi có cách nhìn đời đúng mới giúp con người sống đúng.
    Trên đây là những đề xuất với cách tiếp cận nhìn dưới góc độ ba phương diện cơ bản trong nhân cách con người. Những nét vẽ trên là những nét vẽ khái quát mang tính “mô hình” và cần được cụ thể hóa trong quá trình rèn luyện. 


    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130509/dau-la-mau-hinh-thanh-nien-thoi-dai-moi.aspx
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:01

    Tổ 5
    Đây là kết quả cuộc Điều tra do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF tiến hành trong thời gian 2 năm với 7.584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

    43,6% nam thanh thiếu niên cho biết đã từng hút thuốc với tỷ lệ hút thuốc lá tăng theo tuổi. Có khoảng 1/5 số nam thành thị trong độ tuổi 14-17 đã từng hút thuốc (21,7%), tỷ lệ này tăng lên đáng kể ở nhóm tuổi 18-21 (57,7%) và hơn 3/4 (tương đương với 77%) nam giới trong độ tuổi từ 22-25 có hút thuốc. Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9.
    Có tới 71,7% nam thanh niên đã từng hút thuốc lá cho biết hiện nay vẫn đang hút, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở nhóm tuổi 14-17 (với 45% ở khu vực thành thị và 51,3% ở khu vực nông thôn).Con số này ở nhóm tuổi 18-21 và 22-25 lần lượt là 42,4% và 60,2%.
    54% số thanh niên được hỏi cho biết họ bắt đầu hút thuốc là “Vì các bạn em đều hút”. Trong nhóm tuổi 14-17, nam thanh niên nông thôn (57,2%) bị ảnh hưởng bởi bạn bè hơn là nam thanh niên ở khu vực thành thị (42,5%). Có 13% nam thanh niên cho biết họ bắt đầu hút thuốc “vì cảm thấy quá căng thẳng” và 11,3% bắt đầu hút do “mọi người xung quanh đều hút thuốc”. Chỉ có 3,4% nam thanh niên cho biết bắt đầu hút thuốc để chứng tỏ mình là người lớn.
    Cuộc đỉều tra cũng cho thấy có rất tỷ lệ nữ thanh niên ở Việt Nam từng hút thuốc lá rất thấp (1,2%) và chỉ 1/3 trong số này cho biết hiện nay họ vẫn còn đang hút thuốc. Mặc dù có rất ít nữ thanh thiếu niên hút thuốc lá, nhưng tỷ lệ này ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Số liệu này cho thấy hút thuốc lá hiện chưa phải là một vấn đề đáng lo ngại đối với nữ thanh niên Việt Nam.
    Hơn một nửa (57,8%) thanh niên hút thuốc lá cho biết có cha hút thuốc. 20% thanh thiếu niên có anh trai hút thuốc trong khi chỉ có rất ít (3%) có mẹ hút thuốc.
    Có tới 70% nam thanh thiếu niên hút thuốc lá đã từng cố gắng bỏ thuốc ít nhất 1 lần và 80% nữ thanh niên hút thuốc lá cũng đã từng cố gắng bỏ thuốc. Việc mua thuốc lá dễ dàng cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ những người hút thuốc lá. 98,1% nam thanh niên khi được hỏi cho biết có thể mua được thuốc lá dễ dàng ở bất cứ đâu.
    Phát biểu tại Hội thảo Tiến sĩ Christian Salazar, Phó đại diện UNICEF Việt Nam cho biết: Đây là những con số đáng báo động nếu tính đến các chi phí y tế cần phải chi trả do bệnh tật và hậu quả do hút thuốc lá mang lại cho bản thân người hút, gia đình họ và xã hội.
    Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 2/3 số vị thành niên hiện đang sống ở khu vực châu Á sẽ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Thực tế cũng cho thấy yếu tố môi trường xung quanh và những mẫu hình có ảnh hưởng tới hành vi hút thuốc của thanh thiếu niên. Việc ngăn chặn và phòng ngừa sự gia tăng số người hút thuốc lá trong độ tuổi thanh thiếu niên là một thách thức lớn đối với các chiến dịch truyền thông về y tế công cộng trong tương lai ở Việt Nam.
    Hơn nữa, dù luật pháp hiện hành cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi nhưng thực tế điều luật này chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này cho thấy môi trường ở Việt Nam vẫn là một môi trường khá thuận lợi và dễ dàng để nam thanh thiếu niên tiếp cận và hút thuốc lá.
    http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/16-9-tuoi-thanh-nien-Viet-Nam-bat-dau-hut-thuoc/55080826/402/
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:05

    Tổ 5
    Đáp lại mong đợi của hơn 90% người tham gia khảo sát, phong trào “Giúp mẹ ngày xuân” đã chính thức khởi xướng và nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của hàng ngàn người tại TP.HCM.
    Giới trẻ TP.HCM chung tay phát huy nét đẹp “Giúp mẹ ngày xuân”
    Hơn 200 bạn trẻ và hàng trăm người mẹ tại TP.HCM đã tham gia lễ phát động chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” do Hội Liên Hiệp Thanh Niên TP.HCM, công ty P&G Việt Nam và Saigon Coop tổ chức vào sáng 21/12 vừa qua. Đây là “phát súng” đầu tiên của giới trẻ TP.HCM trong việc phát huy nét đẹp ngày xuân: giúp mẹ một tay vào dịp Tết.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    Chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” đáp lại mong đợi của rất nhiều các bạn trẻ và người mẹ vì ý nghĩa thiết thực của phong trào đặc biệt này

    Trong khuôn khổ lễ phát động, hơn 200 sinh viên, thanh niên đã háo hức tìm hiểu những công việc có thể cùng mẹ chuẩn bị cho ngày Tết như giặt giũ quần áo, chưng mâm ngũ quả, chọn hoa ngày Tết. Nhiều bạn trẻ cho biết, giúp mẹ một tay sẽ là ưu tiên hàng đầu trong ngày Tết, và không chỉ Tết này mà Tết nào cũng sẽ xông xáo đỡ đần mẹ.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    Các bạn trẻ thể hiện quyết tâm đỡ đần mẹ với các bức tâm thư, chia sẻ lời hứa giúp mẹ trên Cây Mùa Xuân

    Trấn Thành tiên phong giúp mẹ ngày Tết
    Trấn Thành, đại diện cho lớp trẻ TP.HCM, cũng hăng hái tham gia chương trình, muốn truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng giúp mẹ. Theo tiết lộ của MC đắt show hiện nay, đã 3 năm anh không đón Tết cùng mẹ nhưng từ Tết này trở đi, giúp mẹ ngày xuân sẽ là ưu tiên hàng đầu của anh.

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    Trấn Thành chia sẻ: “Tết năm nay tôi sẽ nhận show gần nhà để dành thời gian gần gũi gia đình, phụ giúp mẹ cùng chuẩn bị Tết”


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 ImageView
    Trấn Thành đại diện cho các bạn trẻ TP.HCM tiên phong tham gia phong trào “Giúp mẹ ngày xuân” để duy trì và phát huy nét đẹp truyền thống vào mỗi dịp Tết
    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/587831/giup-me-mot-tay-uu-tien-hang-dau-cua-gioi-tre-tet-nay.html
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:11

    Tổ 5
    Ngày chiến sĩ Mùa hè xanh cùng hành động vì an sinh xã hội hôm 10-8 tại quận 4 (TP.HCM) được tạo nên từ nhiều câu chuyện nhân văn.
    Tiếp thêm niềm tin
    Lâu rồi ông Trần Đắc Thắng (P.15, Q.4) lại có được một ngày cuối tuần vui. Làm bạn với đôi chân bại liệt từ năm 4 tuổi, chiếc xe lắc tay đã là bạn đồng hành của ông trên khắp nẻo đường quận 4 cùng xấp vé số mưu sinh. Hôm qua ông được các bạn trẻ đến nhà đón lên quận nhận thêm chiếc xe lăn mới. Hai vợ chồng nghèo, chắt chiu từng đồng từ việc bán vé số cho đứa con duy nhất sắp vào lớp 4 ăn học để mong đời con thoát nghèo. “Nghe tin được tặng xe lăn mới tôi vui lắm, nó sẽ là đôi chân của tôi trong các sinh hoạt hằng ngày ” - ông cười tươi.
    Ngồi đợi đến lượt được đọc tên lên sân khấu nhận chiếc xe bán bánh mì, bà Nguyễn Thị Ngọc Châu (P.12, Q.4) nói run lắm vì lần đầu tiên đứng trước đông người. Vợ chồng chia tay, năm mẹ con bà nương tựa vào nhau với đủ thứ việc, từ phụ việc nhà, chạy quán cơm đến ai kêu gì làm nấy miễn có tiền nuôi con. Bà nói: “Thiệt là may mắn chứ chiếc xe bán bánh mì mấy triệu bạc tiền đâu tui mua nổi, chạy ăn từng ngày đã khó rồi”.
    Chiếc xe được tài trợ từ một dự án nhằm giúp các gia đình khó khăn có thu nhập ổn định cuộc sống. Chị Dương Thị Ngọc Trâm - chuyên trách chương trình giảm hộ nghèo tăng hộ khá của P.12, Q.4 - cho biết: “Sau khi khảo sát kỹ, phường đề xuất gia đình chị Châu được nhận viện trợ xe bán bánh mì. Chị cũng sẽ được vay từ nguồn xóa đói giảm nghèo để làm vốn buôn bán”.
    Tại P.16, các chiến sĩ của phường và Trường ĐH Luật TP.HCM ân cần đọc tên, dìu từng cụ vào phòng khám và chờ đưa các cụ ra quầy nhận thuốc. Cụ Phạm Thị Thanh (88 tuổi) kể cuộc sống vất vả vì hai người cháu nội ở cùng làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh. “Không phải là phần thức ăn hay ít viên thuốc mà được các cháu nhớ đến thế này tuổi già chúng tôi thấy ấm áp vì còn được quan tâm” - cụ Thanh nói. Một nhóm nấu ăn từ thiện bên quận 7 đã nhận lời hỗ trợ 300 phần ăn nên mỗi cụ sau khi được bác sĩ khám bệnh, nhận thuốc còn được tặng kèm phần ăn khi ra về. Cụ nào không có xe đã có sẵn một đội xe ôm tình nguyện chở về tận nhà.
    Còn tại P.1, các chiến sĩ đội hình điện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chia nhau đi kiểm tra, sửa chữa điện cho các hộ gia đình. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Liên (khu phố 3) - một trong các gia đình được sửa chữa hệ thống điện - bộc bạch: “Biết là dây điện có từ hồi làm nhà đến nay mười mấy năm cũ lắm, không an toàn nhưng thay mới cũng mất tiền triệu lấy đâu ra mà làm. Nhờ mấy cháu thương sửa cho miễn phí thật cảm ơn hết sức”.
    Khoảng vài chục hộ gia đình trong phường có nhu cầu sửa chữa, thay mới hệ thống điện gia đình nên phải chọn những hộ khó khăn nhất làm trước. Chiến sĩ Hồ Hữu Tâm, khoa điện - điện tử (ĐH Bách khoa TP.HCM), khoe: “Tụi mình kiểm tra kỹ, thiết bị nào còn xài được sẽ tận dụng lại, cái nào cũ quá không an toàn sẽ thay mới. Từ đầu chiến dịch đến nay đội hình điện đã sửa cho kha khá gia đình ở Q.10, 11, H.Bình Chánh và hôm nay là Q.4”.
    Cũng trong hôm qua, 10 tủ thuốc gia đình đã được tặng các gia đình công nhân nghèo. Nhận một tủ thuốc, chị Nguyễn Thị Hường bày tỏ: “Vợ chồng công nhân, cuộc sống vất vả, có thêm tủ thuốc phòng lúc ốm đau còn gì quý bằng, rất cảm ơn Mùa hè xanh”.
    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/563155/rat-cam-on-mua-he-xanh.html
    QUỐC LINH
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:22

    Tổ 5


    Cảm phục mảnh đất và tình người Tân Thanh

    Trong khí trời se lạnh của những ngày cuối năm 2013, tôi được cùng các cô chú trong Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn và các bạn đoàn viên Quận 10, Khối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thăm căn cứ cách mạnh của Thành Đoàn tại xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

    Chuyến đi được bắt đầu với những câu chuyện kháng chiến mà chú Tư Bung (đồng chí Đặng Thiện – thành viên Ban Chủ nhiệm CLB Truyền thống Thành Đoàn) kể cho chúng tôi nghe trên xe. Chính truyền thống yêu nước nồng nàn đã thôi thúc các cô chú (lúc bấy giờ trạc tuổi chúng tôi) hòa mình vào phong trào đấu tranh đòi tự do dân tộc của lớp học sinh – sinh viên. Sau năm 1966, nhiều căn cứ của Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định tại miền Đông Nam Bộ bị giặc Mỹ càn quét, buộc ta phải dời về miền Tây Nam bộ - mảnh đất hiền hòa nhưng anh hùng. Được nhân dân nuôi giấu, lực lượng ta dần củng cố và tiếp tục đấu tranh. Những kỷ niệm về tình cảm của nhân dân vùng căn cứ đối với cán bộ Thành Đoàn qua lời kể của chú Tư Bung, cô Sáu Dung và cô Năm Thùy càng làm cho đoàn thêm cảm phục và nóng lòng được về với căn cứ.
     
     Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 IMG_0454%20-%20Copy

    Đến vùng căn cứ, chúng tôi như được trở về với gia đình mình. Bà con nơi đây đã dành cho đoàn những tình cảm quý mến; những quả trái cây mọng ngọt như gửi gắm tình cảm chân thành của đất và người nơi đây. Chúng tôi đã ân cần thăm hỏi và gửi tặng các phần quà Tết cho 25 cô bác, gia đình có công nuôi giấu cán bộ Thành Đoàn thời kỳ chống Mỹ cứu nước bằng chính tấm lòng cảm phục và tri ơn của thế hệ trẻ. Xúc động trước tình cảm của đoàn, bác Tư Phấn gần tuổi bát tuần vẫn hãnh diện và trân trọng khi được cầm trên tay tấm lịch của Thành Đoàn, miệng móm mém dặn dò xấp nhỏ Tết năm sau lại về.

    Đoàn cũng đã đến thăm 03 gia đình trực tiếp nuôi giấu, bảo vệ cán bộ Thành Đoàn những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tấm gương thủy chung của nhân dân An Hữu (nay là Tân Thanh) với cách mạng như đang tái hiện trước mắt chúng tôi thật sinh động, hào hùng nhưng cũng chan chứa ân tình qua lời kể của các cô chú trong Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn. Xứng đáng với các bậc tiền nhân, đám thanh niên chúng tôi không quên “khoe” với bà con về những thành tích, kết quả phong trào thanh niên Thành phố mang tên Bác qua nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa góp phần xây dựng đất nước.

    Chuyến đi khép lại, mảnh đất Tân Thanh xa dần phía sau chiếc xe của đoàn. Mảnh đất ấy đang giàu đẹp lên từng ngày nhờ sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Riêng thế hệ trẻ chúng tôi đã có dịp được học thêm những bài học quý báu về tinh thần đấu tranh, yêu hòa hình và tôn trọng nhân dân, dựa vào nhân dân; trở thành hành trang trong công việc của bản thân hằng ngày.

    Chuyến thăm cứ đầu tiên trong tâm trí tôi - cán bộ trẻ của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh ghi đậm truyền thống và chất lửa của thế hệ trẻ Thành phố Anh hùng. Chuyến thăm cứ đã tiếp lửa nhiệt huyết cho lý tưởng và hoài bão mà mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên đang theo đuổi: luôn sống và cống hiến hết mình; phải xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của nhân dân.
     

    NGUYỄN ĐĂNG KHOA

    http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/webtd/vn/default.aspx?cat_id=665&news_id=19149


    Được sửa bởi thichhoctoan ngày 4/1/2014, 09:26; sửa lần 1.
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:25

    Tổ 5
    Ứng cử viên Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2013:


    Người công nhân đam mê cải tiến công nghệ
    Xuất thân trong một gia đình làm nông, gia đình đến 8 thành viên, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay từ nhỏ anh Trương Anh Văn đã xác định con đường lập nghiệp của mình là phải ở thành phố để phụ giúp gia đình.
    Ước mơ lập nghiệp từ quyển Sách Vật Lý
    Ngay từ những năm THPT, quyển sách Vật lý đã mang đến cho anh một niềm đam mê cháy bỏng, “chính những kiến thức về điện và các định luật đã khơi gợi niềm đam mê trong anh”, Trương Anh Văn chia sẻ. Cũng từ lúc đó anh đã ước mơ theo học ngành liên quan đến điện và nơi thực hiện ước mơ đó chính là một trường đại học ở TP.HCM. Ngay sau khi tốt nghiệp THPT anh Văn xách bô lô lên thành phố chuẩn bị ôn thi và bước vào kì thi tuyển sinh với mục tiêu là đậu vào trường Cao đẳng Công nghiệp TP.HCM (nay là trường Đại học Công nghiệp), ngành điện công nghiệp.
    Anh kể lại: “Năm đó tôi không đủ điểm vào trường Cao đăng Công nghiệp, nhưng lại đậu vào trường Cao đẳng Giao thông vận tải. Nhưng tôi chọn cho mình con đường vào hệ trung cấp, ngành điện công nghiệp của trường Cao đẳng công nghiệp TP. HCM”. Trong thời gian theo học tại trường Cao đẳng Công nghiệp TP.HCM anh đã tham gia làm thêm tại một cơ sở tiệm điện, chuyên sửa chữa điện tử, máy móc trang thiết bị. Anh mang những kiến thức đã học từ ghế nhà trường áp dụng vào thực tế, từ đó học hỏi, đúc kết lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình.
    Nhiệt huyết cống hiến và học hỏi không ngừng
    Bước vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Thống nhất trực thuộc Đoàn Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn sau khi ra trường, với chức vụ chỉ là một công nhân kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện trong công ty. Anh Văn không ngừng phấn đấu, với niềm đam mê mình đã theo đuổi từ lâu. Đến năm 2010, anh giữ chức Tổ trưởng Tổ điện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Thống nhất.
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 2%20(8)
    Anh được vinh danh tại giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2013.
    Ngay trong công tác tại đơn vị, anh thấy máy móc sản xuất trong công ty được nhập từ nước ngoài ngày càng hiện đại nhưng công nhân không nắm bắt được hết các trang thiết bị và khi làm xảy ra nhiều bất cập gây hao phí về nhân công lao động, không phù hợp với môi trường, điều kiện lao động tại Việt Nam. Vì vây, anh mạnh dạn đề suất cải tiến dây chuyền sản xuất như máy tẩy dầu Degreaser, cải tiến hệ thống thủy lực máy Press 5 dự án Ultranlon, cải tiến hệ thống điều khiển máy ép nhựa engle 395,... Anh Văn chia sẻ: “Lúc đầu khi tiếp cận các trang thiết bị, thì nhìn thấy các trang thiết bị hoạt động không đạt hiệu quả cao, thấy khó chịu nên đề xuất lên cải tiến ngay”.
    Từ năm 2008 đến năm 2012, anh Văn đã có 15 sáng kiến cải thiện kĩ thuật với tổng giá trị làm lợi cho đơn vị ước tính là 1.574.520.000 đồng. Không những có đóng góp về sản phẩm, anh còn có nhiều đóng góp đào tạo, nâng cao tay nghề cho các công nhân vận hành máy, an toàn về điện cho công ty, mở lớp huấn luyện đào tạo, vận hạnh thành thạo hệ thống thủy lực, máy móc cho thành viên Ban Cơ điện và kĩ thuật.
    Để đáp ứng nhu cầu ngày càng mới của ngành điện, trang thiết bị ngày một hiện đại, anh không ngừng phấn đấu học thêm các kiến thức về khí nén, thủy lực, tham gia các lớp dạy buổi tối tại trường Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên về thiết kế lập trình điện tử, thiết kế chế tạo máy móc,... “Đây là những kiến thức rất quan trọng, công nghệ phát triển ngày càng hiện đại, trách nhiệm của mình phải học tập, tìm cách cải tiến dây chuyền để có một sản phẩm tốt nhất, mà thời gian lại ngắn nhất có thể”, anh Văn cho biết.
    Sự cố gắng của anh Trương Anh Văn đã được ghi nhận khi được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh trong ba năm liên tiếp 2011, 2012, 2013; giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2013; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp thành phố” năm 2012; danh hiệu “Lao động tiên tiến” từ 2004- 2006...
    Càng khó khăn, thử thách lớn không ngăn được anh chinh phục những cái mới. “Cảm giác phấn khích trong công việc, khi cải thiện được một dây chuyền tạo ra cho mình động lực phải phấn đấu cải tiến nhiều hơn nữa, phải làm chủ được nhiều công nghệ hơn nữa” anh Văn chia sẻ thêm.
    NGÔ THỦ
    thichhoctoan
    thichhoctoan
    Ma cũ
    Ma cũ


    Tổng số bài gửi : 26
    Reputation : 0
    Join date : 15/03/2011

    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by thichhoctoan 4/1/2014, 09:48

    Tổ 5
    Nữ thủ lĩnh “đa mang”

    Cứ làm. Có sai, có va vấp mới biết đâu là đúng, đâu là sai; mới có kinh nghiệm cho những lần sau. Trần Hoàng Khánh Vân - bí thư Quận đoàn 10 (TP.HCM) - tự nhận là người như thế.
     
    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Test3
    Trần Hoàng Khánh Vân (bìa phải) khen thưởng các đơn vị xuất sắc hoạt động Đội và công tác thiếu nhi của quận

    Nhiều khi chính Vân cũng không tự trả lời được câu hỏi vì sao lại trở thành cán bộ Đoàn. “Chỉ biết là càng làm càng thấy trăn trở, thêm gắn bó với công việc” - Vân cho biết.

    1. “Nếu cứ sợ làm cái gì cũng sai thì biết bao giờ mới là đúng, tôi chọn cách phải làm trước đã, phải qua thử thách mới biết mình làm được đến đâu”. Vân nói làm phong trào đâu phải khi nào cũng đọc trước được kết quả, nhưng phải đối mặt với câu hỏi “hiệu quả đến đâu” ngay khi vừa lên kế hoạch trở thành điều thường nhật.

    Để có con đường hoa Lê Hồng Phong ngay trước trụ sở quận đoàn hồi tết rồi, Vân “xấc bấc xang bang” đến vài tháng. Bảo vệ ý tưởng, chờ đợi cấp phép và kinh khủng nhất là khoản tiền hơn 1,3 tỉ đồng chi phí hoàn toàn tự vận động, không nhờ một đồng ngân sách. “Nhưng vui lắm, ít ra cũng có thêm sân chơi cho bà con, nhất là những bạn trẻ không có điều kiện về quê đón tết”, Vân nói. Ngày sách thế giới, Khánh Vân lại cùng anh em hì hục cả ngày trong công viên Lê Thị Riêng với hội sách. Ấy là hội sách đầu tiên của một cơ sở Đoàn, chẳng dính dáng gì đến sản xuất, kinh doanh sách.

    Hai trong bốn tuần làm việc hằng tháng được Vân dành cho hoạt động cơ sở. Có khi chỉ là lân la đâu đó trong những khu vực đông sinh viên, công nhân từ các tỉnh đến trọ học và làm việc. Cũng nhờ vậy mà khi giá cả dồn dập lên, cuộc vận động không tăng giá nhà trọ, điện nước của quận đoàn lập tức nhận được sự đồng lòng của hơn 100 chủ nhà trọ.

    2. Khánh Vân từng học Đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM và đã hoàn thành cử nhân chính trị, bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành kinh tế trong một chương trình hợp tác với nước ngoài. Có nhiều lựa chọn, ai cũng nghĩ cô bạn đương nhiên theo con đường làm kinh tế chứ mấy ai nghĩ rẽ hướng làm cán bộ Đoàn. Lý giải theo cách của Vân chắc là cơ duyên, vì chẳng biết run rủi thế nào lại về làm phó bí thư Đoàn phường 6 sau khi tốt nghiệp đại học.

    Hồi đó Vân đứng ra “chủ xị” thành lập hợp tác xã thanh niên làm kinh tế tại phường mình. Đến nay, không ít hợp tác xã cùng thời ngắc ngoải thì hợp tác xã của Vân thành lập vẫn ăn nên làm ra. Bài học cô bạn ấy rút ra là nhiệt tình thôi chưa đủ, ít ra phải có chút kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý dù là làm kinh tế với bất cứ góc độ nào chăng nữa.

    Nhiều năm làm công tác thanh niên, bài toán hóc búa nhất với Vân vẫn là tập hợp thanh niên mà đi mãi chưa tìm ra lời giải. “Hiện tại phải nói là thanh niên đang tự tìm đến với Đoàn có lẽ đúng hơn”, Vân nói. Có quá nhiều hoạt động, công việc sự vụ khiến phong trào lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Vân bảo nhiều khi thời gian còn không đủ để “chạy” hết hoạt động thì lấy đâu thì giờ tịnh tâm, nghĩ cái mới cho bài toán kết nối Đoàn với người trẻ. Nên luẩn quẩn với những hoạt động đến hẹn lại lên, nhàm chán và khó kiếm được nhân tố mới!

    3. Mỗi lần điện thoại hay gặp mặt, Vân đều kể cho nghe dự định mới: vừa gom được 80 bộ máy tính cũ từ các cơ quan hành chính để tân trang, nâng cấp làm quà tặng một số cơ sở Đoàn, trường mầm non; vận động được vài suất học bổng Quỹ thắp sáng ước mơ, trợ cấp kịp thời cho sinh viên học sinh nghèo của quận...

    Vân khoe một dự án mới toanh kết hợp với các cô chú lão thành như mô hình trò chuyện trên truyền hình. Các nhân vật xuất hiện trong chương trình sẽ không kể về những câu chuyện chiến tranh nữa mà sẽ là cuộc sống đời thường, là tình yêu đi qua năm tháng. “Tôi nghĩ những câu chuyện đời thường nhưng ẩn chứa trong đó bao nhiêu nghị lực phấn đấu để mỗi bạn trẻ ít nhiều sẽ tự rút cho mình điều gì đấy sau khi tham dự” - Vân bày tỏ.

    Có vài lời mời chuyển công việc nhưng Vân xin thêm thời gian để suy nghĩ. “Còn nhiều dự định dang dở, nhiều việc chuẩn bị và rất muốn làm nên chắc chưa thể dứt áo ra đi ngay lúc này” - Vân bộc bạch.

    QUỐC LINH
     
    Theo TTO

    Sponsored content


    Thông tin chưa phân loại và xác minh - Page 2 Empty Re: Thông tin chưa phân loại và xác minh

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 19/5/2024, 23:57