Join the forum, it's quick and easy

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 7/12/2013, 17:56

    (Dưới đây là bài viết được đăng trên trang web ĐH Tiền Giang)

    Vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới
    10/04/2013 05:04:51 PM
     
          Bác Hồ từng khẳng định thanh niên là “rường cột nước nhà” là lực lượng tiên phong trong sự phát triển của xã hội. Năng động, sáng tạo họ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nhân dịp, kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013), chúng ta hãy lắng nghe chia sẻ của một số đoàn viên, thanh niên TGU về:“Vai trò và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới như thế nào ? ”

    1. PHẢI THẬT NỖ LỰC TRONG HỌC TẬP
     
     
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 424563_191169287691556_214900933_n
     
     
    Đ/c  Bùi Thanh Phương (Lớp CĐKT 11)
     
     
        Tôi nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay, đoàn viên thanh niên phải có trách nhiệm và phải đi đầu trong học tập, để đóng góp trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tôi nghĩ mình phải tham gia xây dựng môi trường văn hoá học đường, trung thực và đấu tranh chống các hành vi tiêu cực trong học tập, chấp hành và tuyên truyền, vận động người khác thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật  của Đảng và Nhà nước.
     
    2. XUNG KÍCH TÌNH NGUYỆN TRÊN MỌI LĨNH VỰC
     
     

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 374027_183656325104251_618579688_n
     
     
    Đ/c Dương Minh Nguyên (Lớp CĐ Tiếng Anh 12A2)
     
          Trong thời kỳ đổi mới đất nước, vai trò và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong việc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc càng nặng nề hơn. Chúng ta phải tích cực học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Tổ quốc, tham gia  xung kích, đi đầu trong mọi lĩnh vực.

     
    3. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG
     
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 150793_111487409036193_1313378852_n
     
     
    Đ/c Lương Hồng Thanh (UVTV Đoàn trường ĐHTG)
     
     
           Là đoàn viên thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng tôi rất tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của các thế hệ cha anh. Theo tôi, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên hiện nay là lý tưởng, có văn hóa trau dồi đạo đức, làm tròn bổn phận của người công dân tốt và xung kích tình nguyện vì cộng đồng. Có như thế mới sống đẹp, sống có ích trong xã hội. Bên cạnh đó, đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới phải biết “đề kháng”, “miễn dịch” trước sự xâm nhập của lối sống thiếu văn hoá, không lành mạnh.
     
    4. LUÔN NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
     
     THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 68955_301325286666910_40580580_n
     Đ/c Lưu Thị Cẩm Vân (Chi đoàn CBVC 2 )
     
    Đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới phải tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc. Thường xuyên trau dồi thêm kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, cải tiến phương thức để đạt hiệu quả làm việc cao hơn. Thực hành tốt kỷ luật trong cơ quan cũng như chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.
     
    5. "LÀM THEO LỜI BÁC" BẰNG NHỮNG VIỆC LÀM THIẾT THỰC
     
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 528820_405438116210242_368403954_n
     
    Đ/c Nguyễn Duy Tân (Phó bí thư Đoàn khoa Kinh tế - Xã hội)
     
    Là một giảng viên trẻ của TGU, tôi  luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Dạy cái gì, dạy như thế nào để học trò nhớ lâu và tiến bộ nhanh”, từ đó thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy, đảm bảo mục tiêu dạy và học thực chất.  Vì vậy, tôi sẽ không ngừng thi đua dạy tốt, học tốt, làm theo lời Bác, góp phần xây dựng sự nghiệp “trồng người” vẻ vang.
     
    6. ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN CẦN PHẢI ĐỊNH HƯỚNG ĐÚNG ĐỂ SỐNG ĐÚNG
     
     THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 604047_301321030000669_58413959_n
     
       Trần Thị Kim Phượng (UV BTK Hội sinh viên trường ĐHTG)
     
    Khi nhắc đến đoàn viên thanh niên, ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo. Chúng ta được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, …Chính vì lẽ đó, bản thân chúng ta ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta phải là những người trẻ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch, chúng ta phải thật sự tỉnh táo, bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải chiến thắng tất cả. Mặt khác, chúng ta cần xác định cho mình những giá trị sống đích thực. Bởi, một khi chúng ta có định hướng đúng, chúng ta sẽ sống đúng và làm đúng. Chúng ta phải ra sức “phấn đấu trở thành những thanh niên thời đại mới có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” (Thông điệp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gửi tuổi trẻ cả nước).
    Tóm lại, là một đoàn viên thanh niên thời kỳ mới, mỗi đoàn viên hãy nhận thức rằng ngoài việc không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, còn phải thực hiện các nội dung chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới theo 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động.
     
    Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới:
    Về 5 tiêu chí rèn luyện:
    - Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
    - Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
    - Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật
    - Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
    -Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập
    Về 10 tiêu chí hành động:
    -Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
    -Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
    -Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
    -Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
    -Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
    -Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
    -Thường xuyên chấp hành pháp luật.
    -Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
    -Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.
     
    7. MƠ ƯỚC XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG
     

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 24635_330335443754381_281304926_n
     
    Đ/c Huỳnh Thái Ngọc (Lớp ĐHKT 10A)

     
           Là một người trẻ, tôi thật sự vui mừng khi được chứng kiến sự thay da đổi thịt từng ngày của đất nước. Việt Nam ngày càng tiến nhanh trên đường hội nhập. Dù vẫn còn vô vàn khó khăn, nhưng những gì đã trải qua cho thấy đất nước của chúng ta có đầy đủ tiềm lực để trở thành một “con rồng” trong khu vực. Là một cán bộ Đoàn trẻ, tôi luôn tâm nguyện rằng sẽ học tập tốt để ra trường xây dựng quê hương. Tôi nghĩ, đó cũng là một cách, dù nhỏ bé, để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
     
     
     Thực hiện: TƯỜNG MINH
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 7/12/2013, 17:59

    ĐH Khoa Học Xã Hội Nhân Văn






    Đoàn viên, thanh niên phải làm gì đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?




    Thanh Hà 26/05/2008, 09:27


    C
    Cuộc toạ đàm “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đoàn Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 19/5/2008, nhằm tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời xác định phương hướng thực hiện cuộc vận động này trong năm thứ hai với trọng tâm “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với câu hỏi: “Đoàn viên, thanh viên phải làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?” và “Đoàn trường nên làm gì để phong trào này được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả  với sinh viên?”, chúng tôi đã ghi được nhiều ý kiến bên lề cuộc toạ đàm.

    * ThS. Nguyễn Thị Thuý Hằng – Bộ môn Khoa học Chính trị: “Chúng ta hãy thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên”
    Tôi nghĩ rằng, thanh niên, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/thuy hang.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Thuy%20hang[/url]ThS. Nguyễn Thị Thuý Hằng
    Đoàn Trường có thể phát động phong trào thực hiện 5 điều Bác dặn thanh niên:
    Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.
    Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
    Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
    Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.
    Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.
    Nếu thực hiện được những lời căn dặn trên đây của Bác, là chúng ta đang giáo dục bản thân mình một cách toàn diện, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội.
    Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng v.v.
    Rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu và giúp đỡ nhau qua các hành động cụ thể: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm v.v. Rất nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông và chia sẻ: những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn… Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện,… chúng ta đã, đang và sẽ làm tốt hơn nữa. Hay, học tập tốt cũng chính là nhiệm vụ của thanh niên sinh viên như lời dạy của Bác Hồ.
    Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của thanh niên, sinh viên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
    * Trần Bách Hiếu – Bộ môn Khoa học Chính trị: “Việc học tập Bác không ở đâu xa mà ở ngay những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống”
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/bach hieu.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Bach%20hieu[/url]Trần Bách Hiếu
    Trước hết, mỗi đoàn viên, sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh. Hiện nay, Đảng ta đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2006-2011). Đây là năm thứ hai của cuộc vận động. Sau nội dung học tập là làm theo tấm gương của Bác. Vậy đoàn viên thanh niên chúng ta phải làm theo Bác như thế nào? 
    Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội… Như thế thì mỗi đoàn viên, sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.
    Bên cạnh đó, vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ cần có sự nêu gương, chỉ bảo của tất cả những người thầy về những vấn đề đạo đức đặt ra đối với mỗi ngành nghề cụ thể, để sinh viên khi ra trường có thể trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” đúng như mong muốn của Bác Hồ. Đây mới thực sự là kết quả to lớn, bền vững, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
    * Phạm Thị Mai Nhàn – K50 Khoa học Quản lí: “Học tập Bác từ những điều giản dị”
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/mai nhan.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Mai%20nhan[/url]Phạm Thị Mai Nhàn
    Đoàn viên thanh viên có thể học và làm theo tấm gương Bác Hồ ở rất nhiều việc cụ thể, hàng ngày trong cuộc sống. Để định hướng cho các đoàn viên sinh viên, Đoàn trường nên phát động những phong trào, những hoạt động gần gũi, có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Theo tôi, nên có các hoạt động phong trào thường ngày và những hoạt động có tính chất điểm nhấn.
    Phong trào thường ngày như: để nhắc nhở sinh viên giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm, đoàn trường có thể làm những bảng nhắc nhở như: “nếu là người lịch sự, xin đừng vứt rác bừa bãi”, hay “vui lòng tắt đèn khi ra khỏi phòng”.. Những bảng nhắc nhở ngộ nghĩnh này có thể để ở những chỗ dễ nhìn, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt trong sinh viên. Hay xây dựng phong trào học tập, làm việc khoa học, chẳng hạn như chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá…  Đấy chính là hướng cho các bạn sinh viên học tập Bác Hồ ở tính tiết kiệm thời gian, chăm chỉ học tập và tham gia những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội.
    Những phong trào điểm nhấn như tổ chức triển lãm sách, dạ hội, trao đổi những đồ dùng học tập … Các ngành xã hội nhân văn có tính chất liên ngành nên việc trao đổi sách đọc với nhau là rất cần thiết. Chúng ta có thể tổ chức những buổi triển lãm, giới thiệu sách tham khảo trên cơ sở huy động nguồn sách từ chính các bạn sinh viên, rồi trao đổi với nhau. Cũ người mà mới ta. Đó cũng là cách khuyến khích tính ham đọc sách và trao đổi thông tin khoa học, thông tin cuộc sống giữa các bạn sinh viên. Hay tổ chức một buổi dạ hội mà mỗi người sẽ đem đến một đồ vật, đồ dùng xinh xắn để trao đổi, tặng nhau – một cách làm rất sinh viên, giúp tăng cường giao lưu và tạo những niềm vui nho nhỏ cho bản thân và mọi người xung quanh.
    Về phía cá nhân thì mình sẽ học tập Bác từ những điều giản dị thôi như tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập; tạo quan hệ tốt, gần gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã từng làm.
    * Nguyễn Thị Mai Phương – K51 Sư phạm Ngữ văn: “Đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác”
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/mai phuong.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Mai%20phuong[/url]Nguyễn Thị Mai Phương
    Mình thì ngưỡng mộ Bác nhất là ở đức tính hi sinh, hi sinh nhu cầu cá nhân vì quyền lợi chung của mọi người, của tập thể, của dân tộc. Hiện nay, có những bạn trẻ được gia đình và xã hội tạo điều kiện cho học tập nhưng lại không thể thắng được những cám dỗ thường tình, sống đua đòi hưởng lạc, thực dụng, ích kỉ, xa vào nhiều tệ nạn xã hội. Họ đã phụ những sự hi sinh của cha mẹ, của người thân, thầy cô và bạn bè. Có những sinh viên không dám đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, những tiêu cực trong nhà trường, xã hội.
    Theo mình, đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác Hồ qua việc tham gia tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội: giúp người neo đơn, hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện… Tham gia những hoạt động đó sẽ giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và có ích cho cộng đồng. Trong môi trường học đường, đoàn viên thanh niên nên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho phong trào chung, biết hi sinh, cống hiến vì tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh một cách chân thành…
    * Võ Biên Thuỳ – K49 Báo chí và Truyền thông: “Sinh viên học theo tấm gương Bác cần thể hiện cụ thể trên hai mặt là học tập và tu dưỡng đạo đức”
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/bien thuy.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Bien%20thuy[/url]Võ Biên Thuỳ
    Theo mình, đoàn viên sinh viên nên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến sinh viên, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, sinh viên cần phải học tập tốt, đây là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Học tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản thân mình và cống hiến được cho đất nước, cho xã hội. Hai là sinh viên nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hoá. Hai điều này bổ trợ cho nhau để hình thành nên một nhân cách một con người.
    Về phía đoàn trường, bên cạnh việc phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì phải có những hoạt động triển khai cụ thể. Đặc biệt, nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, truyền thông đến đông đảo sinh viên các lớp. Ví dụ, nên có 1 đội tuyên truyền, am hiểu rõ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như các định hướng, nội dung hoạt động của phong trào này để đến từng lớp thuyết trình, nói chuyện cho sinh viên nghe và làm theo …
    Vừa qua, ở trường ta đã có một số hoạt động tốt như tổ chức Cuộc thi học tập và  làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo mình, nên có thêm nhiều cuộc thi như vậy, cùng nhiều hoạt động ngoại khoá khác để phong trào có thể triển khai sâu rộng hơn tới từng sinh viên. Qua đó, sinh viên cũng sẽ tiếp cận được với những tư tưởng của Bác và tự định hướng hoạt động của mình.
    * Phạm Huy Cường  – Chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐHKHXH&NV: “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng chính những hành động thực tiễn của mình trong cuộc sống và học tập”
    Theo tôi, đoàn viên nên học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết bằng chính những hành động thực tiễn của mình trong cuộc sống và học tập. Hãy học tập thật tốt để là một sinh viên giỏi chuyên môn, hãy sống thật lành mạnh và góp phần tích cực để xây dựng một môi trường văn hoá xã hội văn minh.
    Ngay từ khi mới có phát động của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ Nhà trường, Đoàn Trường đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức trong tuổi trẻ nhà trường. 19/5 vừa qua Đoàn trường đã tiến hành sơ kết một năm triển khai cuộc vận động. Nhìn chung, với nhiều hình thức và hoạt động lồng ghép, công tác tuyên truyền cuộc vận động đã đến với  từng đoàn viên sinh viên. Trong năm học tới Đoàn Trường dự kiến sẽ tổ chức phát động các phong trào hành động cụ thể học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ với định hướng xây dựng hình ảnh sinh viên giỏi chuyên môn, khoa học và môi trường học đường kỉ cương – văn minh.
    * Nguyễn Đỗ Thuỳ Anh, K49 Quốc tế học: “Làm theo những bài học quý báu mà Bác Hồ truyền lại cho thế hệ trẻ”
    [url=http://ussh.vnu.edu.vn/images/stories/2008/5/thuy anh.jpg]THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Thuy%20anh[/url]Nguyễn Đỗ Thuỳ Anh
    Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là học tập thật tốt, Đoàn viên thanh niên phải phấn đấu để rèn luyện và tu dưỡng bản thân, làm theo những bài học quý báu mà Bác Hồ truyền lại cho thế hệ trẻ. Cần rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên, tránh xa các tệ nạn xã hội, xác định nhiệm vụ của mình là học để sau này cống hiến và phục vụ cho lợi ích đất nước.
    Đoàn trường cần tiếp tục tiến hành xây dựng các buổi toạ đàm về chủ đề này cho Đoàn viên tại các cơ sở Đoàn, khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động tìm hiểu. Đồng thời, Đoàn trường nên có những hoạt động khen thưởng, tuyên dương các gương mặt Đoàn viên tiêu biểu thực hiện tốt các nhiệm vụ.
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 7/12/2013, 21:44

    THANH NIÊN PHẢI LÀM Gì?- Báo Sự thật, số 89,ngày 10-2-1948.

    THANH NIÊN PHẢI LÀM Gì?
    Thanh niên ta tuy đã có một đoàn thể của mình là Đoàn Thanh niên Việt Nam, nhưng vẫn có một số đông chưa tổ chức, chưa hoạt động - Vì sao thế?
    Theo sự nhận xét riêng của tôi, thì do những khuyết điểm này:
    1- Tổ chức chỉ có bề rộng mà không có bề sâu. Xem trên báo, thì thấy tỉnh này đã thành lập Đoàn, tỉnh kia cũng thế. Nhưng về các huyện, các làng thì ít nơi biết Đoàn Thanh niên Việt Nam.
    Phần đông thanh niên trong tổ chức là thanh niên trí thức. Còn nữ thanh niên và thanh niên các từng lớp khác, như binh sĩ, công nhân, nông dân, v.v., thì rất hiếm.
    2- Mục đích thì nêu ra nhiều khẩu hiệu quá. Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào. Thậm chí không ai nhớ được những khẩu hiệu đó.
    Vậy chỉ nên nêu ra vài khẩu hiệu chính, thiết thực và phổ thông, cho mỗi thanh niên có thể hiểu, nhớ và luôn nhằm vào đó mà theo.
    3- Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực.
    Đặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó. Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để.
    Tôi thường nghe anh em trong Đoàn Thanh niên Việt Nam người thì phàn nàn rằng thiếu công việc để hoạt động, người thì phàn nàn Đoàn thiếu cán bộ.
    Nếu thanh niên biết tìm thì không thiếu gì công việc, cũng không thiếu gì cán bộ.
    Vài thí dụ: Nếu Đoàn Thanh niên Việt Nam khéo động viên và tổ chức nam nữ thanh niên trí thức, xung phong ra phụ trách công việc tiêu diệt giặc dốt thì tất cả thanh niên trí thức đều có công việc, mà Đoàn sẽ có công to với quốc dân. Nếu Đoàn khéo động viên và tổ chức nam nữ thanh niên nông dân xung phong ra phụ trách công việc tăng gia sản xuất, thì thanh niên trong thôn quê sẽ đều hoạt động, mà Đoàn sẽ có công to với Chính phủ. Còn nhiều việc khác, thanh niên có thể làm.
    Bất kỳ công việc gì, cũng có người hăng hái hơn, đắc lực hơn, có sáng kiến hơn. Nếu Đoàn khéo chú ý, tìm tòi, cất nhắc thì đó là những cán bộ. Có lẽ những thanh niên đó viết không giỏi, nói không kêu nhưng họ làm được việc. Đó là cái chính. Thanh niên cần nhiều cán bộ như thế.
    Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập.
    Phải có khí khái ham làm việc, chứ không ham địa vị.
    Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được.
    Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp.
    Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, dân chủ và tự do.
    Như thế, mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà.
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 29/12/2013, 07:49

    60 sinh viên nhận giải Loa Thành năm 2013

    | 16:28 | 30/11/2013
    TNV - Sáng nay 30/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội đồng Giải thưởng Loa Thành 2013 đã trao giải thưởng cho 60 sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc các ngành kiến trúc, xây dựng.




    Giải thưởng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng hội Xây dựng Việt Nam luân phiên đăng cai làm chủ tịch hội đồng xét giải.

     

    60 đồ án xuất sắc nhất đã được trao 3 giải nhất, 12 giải nhì,  18 giải ba và 27 giải hội đồng. Ba giải nhất thuộc về Nguyễn Thanh Thư, Phan Văn Ưng, Nguyễn Khắc Phước đều của ĐH Kiến trúc Hà Nội.

     


    60 sinh viên nhận giải thưởng năm 2013. Ảnh: Công Minh

     

     Giải thưởng đã góp phần phát hiện tài năng, khuyến khích lòng say mê nghề nghiệp của các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ, là hành trang đầu tiên để các em tiếp tục trên con đường nghiên cứu, học tập hay hành nghề đầy hấp dẫn và cũng đầy khó khăn thử thách.  



    Qua 25 lần tổ chức, đã có 2.028 đồ án tham gia xét giải, từ 19 trường có đào tạo ngành kiến trúc - quy hoạch và xây dựng trong cả nước. Các hội đồng chuyên ngành gồm nhiều kiến trúc sư, nhà khoa học, chuyên gia có uy tín đã giúp Hội đồng Gi ải thưởng chọn ra những đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất hàng năm để trao giải.

     


    Đ/c Nguyễn Long Hải (bên trái) - Bí thư Trung ương Đoàn tiếp nhận cờ đơn vị đăng cai năm 2014. Ảnh: Công Minh

     

    Năm 2014 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị đăng cai làm chủ tịch hội đồng xét giải.

     

    TÔ AN

    (Đóng góp bởi tổ 1)
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 29/12/2013, 07:52

    Vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô 2013

    Cập nhật lúc 10:39, Thứ Sáu, 27/12/2013 (GMT+7)

    Web.ĐTN: Thành Đoàn Hà Nội đã vừa công bố danh sách 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2013 trên các lĩnh vực. 10 gương mặt tiêu biểu sẽ được vinh danh trong chương trình chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ IX, Chào Xuân 2014 diễn ra vào tối 29/12.


    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI AVinhtrao
    Đ/c Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trao thưởng 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2012. ảnh Đông Hà
    Một trong số 10 gương mặt thanh niên tiêu biểu của thành phố là Lê Anh Vinh, Tiến sĩ – Phó Giáo sư đang công tác tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi còn là học sinh, Anh Vinh đã giành Huy chương Bạc (HCB) Toán quốc tế và Huy chương Vàng (HCV) Toán châu Á Thái Bình Dương. Anh nhận học bổng toàn phần của chính phủ Australia tại trường ĐH New South Wales. Năm 2005, anh tốt nghiệp thủ khoa ĐH chuyên ngành Toán - Tin của Australia. Năm 2010, anh nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi.
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI AnhVinh
    Lê Anh Vinh (giữa ảnh) tại lễ vinh danh các GS, PGS năm 2013
    Anh Vinh từng là nghiên cứu viên trẻ tại Viện nghiên cứu Toán – Lý Erwin Schrodinger (Vienna, Áo) và giảng viên khoa Toán ĐH Rochester (Hoa Kỳ). Trong quá trình công tác, anh chủ trì 1 đề tài cấp trường ĐH Giáo dục, 2 đề tài cấp ĐHQGHN, 1 đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia, và 1 đề tài nghiên cứu cơ bản của Viện Hàn lâm khoa học các nước Thế giới thứ 3. Năm 2013, anh Vinh là Phó trưởng đoàn Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 54 tại Cộng hòa Colombia, giúp đoàn học sinh Việt Nam đạt 3 HCV, 3 HCB, xếp thứ 7/97 nước tham dự. Với những cống hiến trong nghiên cứu và giáo dục, Lê Anh Vinh được trao giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam dành cho giảng viên trẻ năm 2012, giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu của nhà khoa học trẻ ĐHQGHN năm 2012 và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Một cái tên đáng chú ý tiếp theo trong danh sách 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2013 là Thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến.
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 1thukhoaTien
    Thủ khoa Đại học  Y Hà Nội 2013 Nguyễn Hữu Tiến
    Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, Hữu Tiến 11 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc. Tiến từng đoạt giải Nhì môn toán cấp Thành phố năm học 2012 – 2013, được nhận học bổng Chung một ước mơ năm học 2011 – 2012. Năm 2013, Nguyễn Hữu Tiến đã xuất sắc thi đỗ Đại học Y Hà Nội với số điểm 29,5 đạt danh hiệu Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh Đại học. Bên cạnh Tiến sĩ – Phó giáo sư trẻ tuổi Lê Anh Vinh và Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến, 8 cá nhân khác trong danh sách 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2013 cũng có bảng thành tích hết sức ấn tượng.
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Thanh
    Vận động viên Nguyễn Hà Thanh
    Nổi trội trong lĩnh vực Thể dục – thể thao là Nguyễn Hà Thanh, sinh năm 1988. Hà Thanh là nam VĐV đội tuyển Thể dục dụng cụ Quốc gia. Năm 2013, anh giành HCV môn xà kép tại giải World Challenge Cup C III (Đức), HCV môn nhảy chống tại giải Challenge Cup C III (Croatia), HCB tại giải ART 19èmes Internationaux de France 2013 World Cup C III (Pháp). Năm 2012, thành tích của Hà Thanh là HCV môn nhảy chống tại giải Grand Prix Ostrava Challenge Cup C III (Czech), HCĐ môn nhảy chống tại giải Art Challenge Cup C III (Bỉ)...   Trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học có Phan Quang Dũng, học sinh lớp K58 Tài năng Hóa, ĐH KHTN (ĐHQGHN). Dũng đoạt HCV kỳ thi Olympic Hóa học tại Nga năm 2013, giải nhất Hóa học kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2012 – 2013, giải nhì Hóa học kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2011 – 2012, được nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI 1aDung%281%29
    Phan Quang Dũng (thứ nhất, từ trái sang)
    Trương Thị Ngân Hà, học sinh Trường THCS Nguyễn Siêu cũng là một trong 10 cái tên trong danh sách tuyên dương. Ngân Hà 5 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc toàn diện, là 1 trong 40 học sinh tiêu biểu Thủ đô được Sở Giáo dục và đào tạo tuyên dương năm 2013, là Liên đội trưởng 5 năm liền. Thành tích của Hà gồm: HCB tiếng Anh trên mạng Internet cấp Quốc gia, giải Nhất cuộc thi tiếng Anh trên mạng Internet cấp Thành phố năm 2013; HCVcuộc thi Festival Piano châu Á Thái Bình Dương tại Hàn Quốc năm 2012... Lĩnh vực Lao động sáng tạo – Phát triển kinh tế, trong số những gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô có Nguyễn Sỹ Luận - Giám đốc Công ty cổ phần và phát triển Bình Minh. Với mô hình kinh doanh đạt lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, anh Luận được nhận giải thưởng Lương Đình Của năm 2013, danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2013, được Thành đoàn Hà Nội tuyên dương là thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2012 và Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Dangquang
    Nguyễn Đăng Quang từng giành giải Nhất bảng B bộ môn Piano dành cho lứa tuổi dưới 15 tuổi tại cuộc thi âm nhạc Quốc tế Val Tidone lần thứ 13 tại Picenza (Italia) 2012
    Lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật tôn vinh Nguyễn Đăng Quang, học viên Học viện âm nhạc Quốc gia VN. Nguyễn Đăng Quang từng giành giải Nhất bảng B bộ môn Piano dành cho lứa tuổi dưới 15 tuổi tại cuộc thi âm nhạc Quốc tế Val Tidone lần thứ 13 tại Picenza (Italia) 2012; Giải Vàng và giải đặc biệt tại Liên hoan âm nhạc Cheonan (Hàn Quốc) 2012; giải Nhất Piano do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức và dành nhiều giải cao trong nước. Lĩnh vực đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội nêu danh Thượng úy Nguyễn Văn Quyền, trinh sát Đội 2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP. Hà Nội.   Anh đã trực tiếp thiết lập và khám phá chuyên án về đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Sơn La về Hà Nội, từ Lào về Việt Nam và phát hiện đối tượng vận chuyển ma túy trái phép từ Hòa Bình về Hà Nội. Năm 2013, Thượng uý Quyền được nhận Huân chương chiến công hạng 3 của Chủ tịch nước, trước đó anh nhận Bằng khen của Ban chỉ đạo 197 UBND TP Hà Nội, Giấy khen của Giám đốc CATP năm 2010 và 2011. Bên cạnh Thượng uý Quyền còn có Thượng úy Cấn Ngọc Sơn, chỉ huy trưởng Đảo Đá Đông B, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hiện đang công tác tại quần đảo Trường Sa.   Là công dân Thủ đô, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, anh đã gắn bó với quân đội. Năm 2013, anh được Tổng Cục Chính Trị tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trên Quần Đảo Trường Sa và DK1. Năm 2012, anh là đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Anh luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Chiến sỹ tiên tiến năm 2005, 2007, 2009, 2010. Trưởng ban phong trào CLB TNV Thủ đô Lại Mạnh Duẩn được tuyên dương trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Trong năm vừa qua, anh đã tích cực hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động bảo vệ môi trường, tham gia hỗ trợ các hoạt động của Trung ương, Thành phố, đặc biệt là Chương trình Tiếp sức mùa thi và Chiến dịch Mùa hè Thanh niên tình nguyện. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn, TW Hội Sinh viên Việt Nam và Thành đoàn Hà Nội.

    Đông Hà

    (Đóng góp bởi Tổ 2)
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11
    Ma VIP
    Ma VIP


    Tổng số bài gửi : 190
    Reputation : 6
    Join date : 30/01/2011
    Age : 32
    Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Nguyễn Lê Bảo - Tổ 11 29/12/2013, 08:09

    Những sáng kiến bạc tỉ
    Cập nhật lúc 16:10, Thứ Tư, 25/12/2013 (GMT+7)

    Họ là 2 trong số 10 gương mặt trẻ tiêu biểu nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2013


    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Sangkiend
    Trần Đại Nghĩa (bên trái), Võ Khánh Hưng - Ảnh: T.H
    Điểm chung ở họ chính là đi đầu trong nghiên cứu, tìm ra những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật để giải quyết những vấn đề khó khăn trong thực tiễn của đơn vị mình và của đất nước. Bài học 'vỡ lòng' Tốt nghiệp Khoa Công nghệ hóa học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2001, khác với nhiều bạn bè, không bám trụ lại thủ đô, Trần Đại Nghĩa trở về quê và xin vào tập sự tại Xí nghiệp supe phốt phát (Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ). Trong một năm thử việc, chàng kỹ sư trẻ chỉ được giao mỗi việc làm quen, tìm hiểu sâu về hệ thống máy móc, thiết bị… “Cũng nôn nóng, sốt ruột chỉ muốn được cấp trên để ý giao thêm một việc gì đó cho bớt nhàm chán. Nhưng càng về sau, tôi càng thấm thía những bài học “vỡ lòng” đã cho tôi kiến thức bổ ích để triển khai các giải pháp cải tiến máy móc”, Trần Đại Nghĩa nói. Năm 2007, Nghĩa mạnh dạn tham gia cải tạo 2 dây chuyền sản xuất a xít từ công nghệ tiếp xúc đơn sang công nghệ tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần để giải quyết được vi phạm hàm lượng khí thải SO2, SO3 ra môi trường. Không chỉ giảm được hàm lượng khí thải, năng suất của dây chuyền còn tăng từ 260.000 tấn a xít H2SO4/năm lên 280.000 tấn H2SO4/năm. Sáng kiến đầu tay đã mang về cho Trần Đại Nghĩa “Bằng lao động sáng tạo” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nghĩa cho hay: “Phần thưởng tuy nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn. Tôi bắt đầu hứng thú và đam mê với việc tìm tòi các giải pháp nghiên cứu làm giảm lượng khí thải ra môi trường”. Năm 2012, thêm một lần nữa 3 giải pháp liên quan đến lĩnh vực công nghệ môi trường của Trần Đại Nghĩa và nhóm sáng kiến đã làm lợi cho công ty gần 3 tỉ đồng. Đặc biệt giải pháp “Nghiên cứu công nghệ để tận thu a xít H2SO4 loãng từ quá trình tái sinh các máy cation tại bộ phận lọc nước hóa học của Xí nghiệp đưa trở lại sản xuất” nêu bật được tính mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Phú Thọ và ở Việt Nam. Điều Nghĩa tâm đắc là giải pháp này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, mà quan trọng hơn còn cải thiện được điều kiện làm việc, giảm được công sức và tạo môi trường trong sạch cho người lao động. Đảm nhiệm chức vụ phó phòng kỹ thuật an toàn và môi trường, Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Nghĩa cùng các đồng nghiệp tiếp tục triển khai nhiều giải pháp xử lý nước thải, bụi thải, đề xuất thêm giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp... Nhà giáo 2 trong 1 Với quan điểm “Sống là phải có ích cho gia đình và xã hội”, Võ Khánh Hưng, đại diện duy nhất được trao giải trong lĩnh vực công nghệ sinh học luôn phấn đấu không ngừng. 26 tuổi, là giảng viên trẻ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Hưng đã tham gia 8 đề tài khoa học. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến đề tài cấp bộ: “Phân tích trình tự gien ORF2 của vi rút PCV2 và xây dựng cây sinh dòng PCV2 gây hội chứng còi cọc trên heo”. Thời gian qua, một trong những vấn đề nổi cộm gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi là bệnh lở mồm long móng và bệnh còi sau cai sữa. Võ Khánh Hưng bày tỏ: “Việc xét nghiệm nhanh và chính xác lợn mang vi rút tại các trang trại có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều tra, quản lý, phòng chống bệnh”. Luôn say mê và lo lắng cho sức khỏe của đàn lợn, trước hội chứng rối loại sinh sản và hô hấp lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế lớn, Hưng đã đăng ký chủ nhiệm đề tài “Thử nghiệm sản xuất kit chẩn đoán vi rút gây bệnh rối loại sinh sản hô hấp trên heo”, thuộc chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học trẻ do Thành đoàn và Sở KH-CN TP.HCM chủ trì. Võ Khánh Hưng chia sẻ: “Từ trước đến giờ, chẩn đoán vi rút chủ yếu sử dụng các phương pháp cũ tốn rất nhiều thời gian, trong khi các thiết bị hiện đại chi phí cao nên không đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán bệnh nhanh và trên diện rộng. Việc phát triển các kit chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật RT-LAMP là cần thiết, đây sẽ là công cụ giúp nhà quản lý, người chăn nuôi kiểm tra tình hình dịch tễ xuất nhập heo, đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe đàn heo, phòng bệnh và trị bệnh, giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi”. Đề tài đã được nhận giải nhì hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật TP.HCM năm 2013. Võ Khánh Hưng bộc bạch: “Mong muốn của mình là trở thành nhà giáo ưu tú, đào tạo những kỹ sư, nhân tài cho đất nước. Xa hơn nữa, phấn đấu trở thành giáo sư, luôn nâng cao kiến thức để truyền đam mê và kiến thức cho thế hệ sau. Về mặt nghiên cứu, luôn học hỏi và sáng tạo ra những sản phẩm khoa học có khả năng ứng dụng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam; đồng thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong thực tiễn của đất nước”.

    (Theo TN)-NA

    (Đóng góp bởi Tổ 2)

    Sponsored content


    THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI Empty Re: THANH NIÊN và THỜI KỲ MỚI

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 20/5/2024, 07:46