Join the forum, it's quick and easy

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Tai nạn do Điện

    avatar
    bacsi_luoibieng
    Thành viên mới
    Thành viên mới


    Tổng số bài gửi : 7
    Reputation : 0
    Join date : 04/09/2011

    Tai nạn do Điện  Empty Tai nạn do Điện

    Bài gửi by bacsi_luoibieng 18/9/2011, 11:00

    Tai nạn do Điện  Child1
    I.
    Đại cương

    + Tổn thương do điện giật thay đổi từ cảm giác giật tê đến bỏng điện, ngưng tim ngừng thở và tử vong, tùy cường độ dòng điện.
    + Bỏng có thể là hậu quả của tổn thương do điện thế thấp (1000 V).
    + Nguyên nhân gây chết tức khắc là ngừng tim ngừng thở.
    -
    Loạn nhịp tim dẫn đến rung thất, còn ngừng thở là do tổn thương trung
    khu hô hấp ở não hoặc do co thắt kiểu têtani hoặc liệt cơ hô hấp.
    + Trở kháng của da giảm bớt khi ẩm ướt, khiến tai nạn do điện thế thấp có thể trở thành tổn thương đe dọa sinh mạng.
    + Không được chạm vào nạn nhân khi chưa cắt nguồn điện.
    + Trường hợp tai nạn do điện cao thế, ví dụ đứt dây điện rơi nhằm
    người, phải báo ngay cho cơ quan hữu quan (Công ty Ðiện lực, Bộ phận
    Ðường dây). Mọi thứ đều có thể dẫn điện khi điện thế cao, do vậy không
    nên bước lại gần nạn nhân hoặc cố dùng gậy để khều dây điện ra, trừ khi
    đã cắt điện.
    + Nếu đã cắt điện, đánh giá tình trạng nạn nhân, có thể cần phải cấp cứu tim-phổi, dùng máy khử rung, chữa sốc và bỏng điện.
    + Nên khám kỹ vì có thể có tổn xương cơ-xương hoặc cột sống kèm theo.
    * 2 loại tổn thương:
    - Do tia lửa hồ quang điện
    Bỏng do tia lửa điện: có nhiệt độ rất cao từ 3200 - 48000C, thời gian
    tác dụng rất ngắn 0,2 - 1,5 giây; 80% nhiệt năng bức xạ ánh sáng của tia
    lửa điện là chùm tia hồng ngoại thường gây nên bỏng nông, bỏng các phần
    hở của cơ thể và bỏng phía cơ thể hướng về phía tia lửa điện. Nếu điện
    thế cao trên 1000 von có thể gây bỏng trung bì và bỏng sâu.
    -
    Tổn thương do luồng điện dẫn truyền vào cơ thể bao gồm: tổn thương tại
    chỗ (bỏng) và tổn thương toàn thân (ngừng hô hấp, ngừng tim, sốc điện).
    Sét đánh cũng là một hiện tượng bỏng điện có hiệu thế cao hàng triệu
    von.

    II. Tổn thương bệnh lý chung
    A. Tổn thương toàn thân
    * Điện lực càng lớn
    thì kích thích càng mạnh hệ thần kinh trung ương và các trung khu điều
    chỉnh tuần hoàn hô hấp, hệ thần kinh thực vật gây hiện tượng ức chế mạnh
    và rối loạn cấp các chức phận sống của cơ thể, biểu hiện bằng các rối
    loạn bệnh lý cấp sau đây:
    * Có 4 mức độ:
    + Nhẹ: cơ bị co cứng lại, tri giác còn nguyên vẹn
    + Vừa: các cơ co cứng mạnh, nếu ở trên cao, người bị nạn có thể bị giật bắn người ra, rơi xuống và mất tri giác.
    + Nặng: mất tri giác, rối loạn hoạt động tim (rung thất) rối loạn hô hấp (ngừng hô hấp).
    + Rất nặng: chết lâm sàng.
    - Luồng điện có hiệu thế thấp thường gây tử vong do rung thất ngừng tim.
    - Luồng điện có hiệu thế cao gây tử vong do ngừng hô hấp.

    * Tiếp theo:
    Nếu được cứu chữa kịp thời và tổn thương toàn thân không quá nặng người
    bị sẽ thoát khỏi tình trạng trên và bước vào các thời kỳ của bệnh bỏng
    với các đặc điểm sau đây:
    - Sốc bỏng: thường có suy thận cấp, nước tiểu có hemoglobin (huyết sắc tố) và myoglobin (sắc tố cơ).
    - Nhiễm độc nhiễm khuẩn nặng. Thiếu máu do chảy máu thứ phát. Loét cấp đường tiêu hoá. Suy mòn bỏng phát triển nhanh.
    - Rối loạn cảm giác, vận động, bệnh lý tâm thần sau khi khỏi bỏng.

    B. Tổn thương tại chỗ:
    1. Thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện...
    2. Là các đám da hoại tử. Giới hạn tổn thương không dễ dàng, trong những ngày đầu khó chẩn đoán chính xác độ sâu của .bỏng
    3. Thường sâu tới các lớp cân, cơ, gân cũng bị hoại tử nếu bỏng sâu. ...
    4. Thường hoại tử thứ phát các mô phát sinh do sự nghẽn các mạch máu,
    do các cục huyết khối hình thành trong lòng các mạch, do tổn thương
    thành mạch..
    5. Thường có các biến chứng tại chỗ và khi khỏi thường để lại các di chứng gây tàn phế.

    III. Dự phòng và điều trị.
    A. Phòng ngừa:
    - Chấp hành đúng qui chế an toàn sử dụng điện, bảo vệ tốt những nguồn
    điện không để hở mạch và đưa các công tắc điện lên cao tránh trẻ em
    nghịch phải.
    - Có đủ cầu chì bảo hiểm đúng qui cách để tự cắt điện khi xảy ra sự cố.
    - Không để trẻ nhỏ nghịch các dụng cụ điện.

    B. Xử trí - Điều trị:
    - Cần phải tìm mọi cách để cắt nguồn điện và cứu người bị ra khỏi nguồn điện bằng cách cắt ngay cầu dao, tháo bỏ cầu chì.
    - Đối với người bị dùng que gỗ khô gỡ dây điện ra và kéo người bị nạn ra ngoài vùng nguy hiểm (kéo tóc, quần áo).
    - Sau đó phải làm ngay hô hấp nhân tạo bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt ngay tại nơi bị.
    - Tránh mất thời gian mang bệnh nhân đi mà không cấp cứu ngay tại chỗ.
    - Nếu có điều kiện tiêm thuốc trợ tim kích thích hô hấp.
    - Khi tự thở và tim đập trở lại lúc đó mới đặt vấn đề băng bỏng, giảm đau và chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị gần nhất.
    - Cần chú ý chữa suy thận cấp, theo dõi nước tiểu về số lượng, màu sắc,
    pH, tỷ trọng 2-3 giờ một lần đồng thời xét nghiệm về tế bào cặn lắng,
    huyết sắc tố, phong bế nôvôcain dung dịch 0, 25% hai bên quanh thận, cho
    thuốc lợi tiểu thẩm thấu Manitol, huyết thanh kiềm, dung dịch nôvôcain
    0, 13%, dung dịch có trọng lượng phân tử nhỏ.
    - Chống nhiễm khuẩn:
    băng sạch vết thương, phong bế Novocain vào gốc chi, biến hoại tử ướt
    thành hoại tử khô. Tiêm kháng sinh dưới hoại tử, kháng sinh toàn thân,
    cắt bỏ sớm hoại tử.


    Theo Hội Gây Mê Hồi Sức

    http://giangduongykhoa.net/chuyen-khoa-le/cap-cuu/64-cap-cuu/7260-tai-nan-do-dien.html

      Hôm nay: 28/3/2024, 15:36