Join the forum, it's quick and easy

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá

    dovulong-to15
    dovulong-to15
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 153
    Reputation : 6
    Join date : 27/01/2011
    Age : 31
    Đến từ : Sài Gòn

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Empty Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá

    Bài gửi by dovulong-to15 1/5/2011, 09:45

    Sau xung đột mới đây giữa
    HLV Mourinho và giới trọng tài của UEFA, bức màn bí ẩn về nghệ thuật
    hắc ám sân cỏ đã được trọng tài Graham Poll hé lộ.


    HLV Jose Mourinho là một bậc thầy của trò tâm lý chiến, kể cả khi những xảo thuật tâm lý này không phục vụ cho cuộc đọ sức giữa Real Madrid – đội bóng của ông – và Barca. Nhưng ông không phải là người duy nhất thường dùng đòn tâm lý để phục vụ ý đồ. Sau sự xung đột mới nhất giữa Mou và giới trọng tài của UEFA trong trận bán kết lượt đi Champions League 2010/11 với Barca, trọng tài Graham Poll đã vén một phần tấm màn bí ẩn về cách sử dụng nghệ thuật hắc
    ám trong và ngoài sân cỏ của các HLV, cầu thủ, thậm chí là cả đội bóng đối với những trọng tài tên tuổi, ở những trận cầu đỉnh cao và có sức hút lớn.


    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha1

    Trong nghệ thuật hắc ám sân cỏ, phương thức thường được các CLB lớn áp dụng nhất là tặng quà, tạo điều kiện sinh hoạt tiện nghi và đãi ngộ thân thiết hơn mức cần thiết. Bên cạnh đó là những phương thức mang sắc thái hung hãn và nham hiểm cũng rất hay được sử dụng để khống chế trọng tài, đặc biệt là trên sân cỏ. Nhưng dù là phương thức nào đi chăng nữa, củ cà rốt hay cây gậy, chúng đều thuộc về nghệ thuật hắc ám của bóng đá.

    Nghệ thuật hắc ám ngoài sân cỏ

    1. Mọi thứ đều có chủ đích


    HLV Mourinho, sau khi về dẫn dắt Chelsea năm 2005, đã từng mời trọng tài Graham Poll đến khu huấn luyện của Chelsea để gặp gỡ các cầu thủ. Tại đó, Mou đã giới thiệu Gramham trước toàn đội rằng “Đây là trọng tài số 1, không chỉ tại Anh quốc mà còn cả của châu Âu”. Trước đó, Graham đã bắt chính 2 trận có Porto - đội bóng cũ của
    Mourinho - tham dự và đội này đều thắng. Một tuần sau, Graham cầm còi trong trận đấu đầu tiên của Mou tại Premiership, tiếp Man United, và Chelsea thắng 1-0. Sau đó, Mou hỏi Graham: “Khi đến sân Stamford Bridge, ngài có cần gì không?”.
    Graham chỉ lúng búng rằng phòng dành cho trọng tài hơi bừa bộn. Khi trở lại sân Stamford Bridge để điều khiển 1 trận của Chelsea vào tháng 10 năm đó, phòng nghỉ dành cho Graham sạch sẽ, sang trọng như khách sạn 5 sao, có lắp TV màn hình phẳng, khăn tắm mới tinh và khu vệ sinh được trang bị những đồ đắt tiền.


    2. Tác động đến quyết định phân bổ trọng tài bắt chính

    Graham rất ngưỡng mộ sân Nou Camp của Barca và luôn cảm thấy háo hức được điều khiển một trận cầu diễn ra tại Nou Camp. Tuy nhiên, trong sự nghiệp cầm còi của mình, ông chỉ có đúng một lần thỏa nguyện. Và đó là trận đội chủ nhà Barca thua Juventus tại tứ kết lượt về Champions League. Barca không phàn nàn một đều gì, nhưng trong suốt 5 năm mùa Champions League tiếp theo, Graham không được mời điều khiển một trận nào của Barca trên sân Nou Camp nữa. Lạ thật đấy!
    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha2

    3. Biết rõ mọi thành viên trong gia đình trọng tài

    Các đội bóng lớn ở châu Âu thường tặng một áo đấu cho trọng tài bắt chính để đem về làm quà cho con cái hay anh em chẳng hạn. Lạ kỳ thay, cỡ áo đều vừa khít với số đo của các thành viên trong gia đình trọng tài. Quả là tài thật, dù đây có thể chỉ là một biểu hiện của sự thân thiện.

    4. Tặng quà đắt tiền

    Sau mọi trận đấu, Real Madrid luôn tặng những chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền cho trọng tài. Những chiếc đồng hồ này đều được khắc biểu tượng của Real để trọng tài luôn nhớ rằng chúng từ đâu đến. Chiêu thức này cũng đã được Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha bắt chước. Cứ sau mỗi trận đấu của ĐT Tây Ban Nha, một chân dài xinh đẹp luôn xuất hiện để tặng các quan chức điều khiển trận đấu những món quà quý giá.

    5. Không cần làm thủ tục visa


    Trong một lần tới điều khiển một trận đấu tại thủ đô Baku – Azerbaijan, nhóm trọng tài của Graham được đón tiếp trọng thị ngay từ khi vừa đặt chân xuống máy bay và được hộ tống thẳng bằng xe limousine đến khách sạn sang trọng nhất thủ đô. Mọi thủ tục nhập cảnh đều bị gạt bỏ. Trận đấu đó, ĐT Azerbaijan thua Phần Lan 0-1. Sau trận, nhóm trọng tài được chở ra sân bay bằng xe buýt tồi tàn. Tại sân bay, họ đã bị nhân viên xuất nhập cảnh hành hạ và phải đóng
    tiền phạt do đã không làm thủ tục nhập cảnh lúc đến thì mới được làm thủ tục xuất cảnh và lên máy bay.


    6. Đừng chuốc oán với các đội bóng lớn – Trích “cẩm nang trọng tài”

    Một trọng tài được phân công điều khiển trận đấu của Juventus tại Turin. Dường như ông này quên mất rằng Juve là đại gia sừng sỏ trong làng bóng đá Italia nên đã rút thẻ đỏ với 2 cầu thủ của Bà đầm già mà lại là 2 trụ cột Edgar Davids và Zinedine Zidane mới chết chứ. Sau trận đấu, trong khi đang di chuyển vào đường hầm, trọng tài này được chủ tịch của Juve xin hội ý. Nhân vật này nói rất nhẹ nhàng: “Đây không những là lần cuối cùng quý ngài được điều khiển một trận đấu của Juve mà còn là lần cuối cùng quý ngài được cầm còi ở Italia”. Quả nhiên, đó không phải là lời nói suông.

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha3

    7. Trong túi có gì?


    Trong một lần điều khiển trận đấu giữa ĐT Paraguay và Colombia tại Asuncion (Paraguay), nhóm trọng tài của Graham bị một vài thành viên đội khách tiếp cận sau trận đấu để tặng vài gói quà (sờ thử có vẻ như toàn bột). Mà Colombia quá nổi tiếng về món hàng trắng. Chính vì thế, nhóm của Graham rất đỗi lo lắng khi đến sân bay. Họ đã phải khai rành mạch với hải quan về những món hàng này. Sau một hồi kiểm tra kỹ lưỡng, nhân viên hải quan cười to và nói: “Cà phê Colombia hảo hạng, thưa các ông!”

    8. Đe dọa ngầm

    Hôm thứ Tư vừa qua, sau trận Real Madrid thua Barca 0-2, trọng tài Wolfgang Stark đã phải rời sân Bernabeu dưới sự che chắn của khiên chống bạo động của những nhân viên an ninh. Trọng tài Graham chia sẻ: “Tôi thường xuyên đi dưới khiên mỗi khi bắt chính tại Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ lúc vào sân”. Điều đó chính là dấu hiệu cảnh cáo: “Này bắt cho biết điều vào. Nếu không thì biết thế nào rồi đấy”. Thật ý nhị và đầy sức đe dọa.

    9. Bắt biết điều thì được ăn ngon


    Có lần, tổ trọng tài của Graham được hứa hẹn chiêu đãi linh đình sau trận đấu. Nhưng do đội chủ nhà thua, nhóm “Vua sân cỏ” này được tiếp đãi tại một quán ăn bẩn thỉu, tồi tàn thậm chí có cả chân gián trong món súp.

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha4

    10. Đi thăm quan bảo tàng CLB

    Real Madrid – đội bóng vĩ đại và thành công nhất châu Âu – luôn mời các trọng tài đi thăm quan bảo tàng chiến tích của họ. Ý nghĩa của việc này là gì? Thông điệp: Hôm nay các ông được điều khiển trận đấu của một đội bóng vĩ đại và giầu quyền lực nhất đấy. Thế thì hãy nghĩ rằng chúng tôi luôn xứng đáng với chiến thắng dù chưa đá. Hay là…?

    11. Ngài muốn bao nhiêu tùy ý?


    Đội bóng Borussia Dortmund thường tặng trọng tài áo đấu và một cái túi xách to. Sau đó, họ đưa trọng tài đến khu bán hàng của CLB và để các trọng tài tha hồ chọn đồ cho đến khi nào đầy túi. Tất nhiên, đây hoàn toàn mang tính “quà lưu niệm” ấy mà, đáng gì đâu.

    Nghệ thuật hắc ám trên sân cỏ

    1. Chiến thuật phạm lỗi có tổ chức

    Rất nhiều đội chủ trương chơi phạm lỗi nhằm loại cầu thủ đối phương ra khỏi trận đấu nhưng theo cách “xa luân chiến” để tránh thẻ đỏ. Nạn nhân của chiến thuật này thường là những cầu thủ tinh hoa nhất bên phía đối phương. Ronaldo khi còn thì đấu tại Man United hay Messi của Barca chính là những mục tiêu triệt hạ điển hình.

    2. Phản đối quyết định trọng tài theo kiểu..."pháo dàn"

    Sau khi một cầu thủ bị trọng tài bắt lỗi, một nhóm đồng đội của anh ta sẽ lao vào thanh minh, công kích để ép trọng tài thay đổi quyết định phạt. Chiến thuật này khiến trọng tài khó có thể rút liên tiếp 5 hay 6 thẻ vàng cùng một lúc vì lỗi phản ứng này được. Thậm chí, nó còn khiến trọng tài không rút thẻ vàng với cả cầu thủ phạm lỗi. Áp lực lúc này là rất lớn, nhất là với những trọng tài non gan hoặc không già giơ. Ví dụ, trong 1 trận đấu của Man United tại giải Ngoại hạng, khi trọng tài Andy D’Urso quyết định phạt đội chủ nhà 1 quả penalty vì hậu vệ Jaap Stam phạm lỗi trong vòng cấm. Thủ quân Roy Kean cùng một nhóm cầu thủ Man United đã lao vào phản đối khiến trọng tài ù hết tai. Kết quả: không phạt đền, cũng chẳng có thẻ phạt.

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha5

    Còn trong trường hợp họ bị phạm lỗi? Pháo dàn lại được sử dụng. Một nhóm cầu thủ vây quanh trọng tài và cường điệu hóa pha phạm lỗi của đối phương. Sau khi nghe 5-6 cái miệng mô tả tình huống, trọng cảm thấy tự tin hơn hẳn trong quyết định rút thẻ đỏ (tất nhiên là với đối thủ của nhóm cầu thủ kia). Ngay ở trận bán kết lượt đi Champions League giữa Real và Barca mới đây, pháo dàn của Barca đã bắn gục trọng tài Stark, khiến trọng tài này rút thẻ đỏ với Pepe
    (Real) sau pha phạm lỗi với Alves (thực ra hậu vệ của Barca đã đóng kịch).


    3. Hăm dọa bằng số đông

    Phương thức hắc ám và xảo quyệt hơn cả dùng sự phản đối của toàn đội. Ví dụ, khi bị trọng tài phạt một quả phạt gián tiếp, toàn đội sẽ ùa lên phản đối. Đầu tiên, điều này sẽ khiến trọng tài cảm thấy mất tự tin với quyết định (dù đúng) của mình. Sau đó, sẽ có một lời nhắc nhở trọng tài rằng: “Mới chỉ là phạt gián tiếp mà đã như thế này, ông hãy thử tượng tượng nếu ông phạt penalty thì… sẽ như thế nào”.

    Nghệ thuật hắc ám trong bóng đá Ntha5

    4. Những lời bình phẩm trong đường hầm

    UEFA đã rất cố gắng trong việc xóa bỏ việc các trọng tài của họ bị gây áp lực trong đường hầm. Tuy nhiên, ở giải Ngoại hạng chuyện này vẫn diễn ra. Giữa giờ nghỉ, rất lịch sự nhưng không kém phần quyết liệt, một HLV hay quan chức của CLB ra phàn nàn hay khiếu nại về một lỗi nhận định với trọng tài. Sự nghi ngờ về tính chính xác được nhen lên trong tâm trí trọng tài. Và rất có thể, trọng tài sẽ bắt thiên vị cho đội bóng của nhân vật kia với tâm lý sửa sai hay đền bù thiệt hại. Chiêu thức này thường tỏ ra rất hiệu quả.

    5. Khủng bố tinh thần bằng áp lực khán đài

    CĐV cũng có vai trò quan trọng trong việc ép trọng tài thổi một quả phạt tưởng tượng hay rút lại một quyết định đúng đắn. Sức ép từ các khán đài với trọng tài là rất lớn, nhất là ở những vùng không thân thiện hay những chảo lửa điên khùng. Vũ khí lợi hại nhất của chiêu thức này là âm thanh từ tiếng la hét hay những tiếng huýt sáo phản đối cho đến khi trọng tài buộc phải thổi phạt đội khách. Đối với trọng tài Graham, lần khủng khiếp nhất mà ông đối mặt với chiêu thức hắc ám này là sân Gelsenkirchen khi Schalke 04 tiếp Palermo ở một trận đấu thuộc khuôn khổ UEFA Cup (nay là Europa League).


    Nguồn:
    Bongdaplus

      Hôm nay: 29/3/2024, 07:41